THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 05 NĂM 2024 06:59

Đại dịch! Nỗ lực hơn chứ không hoảng sợ!

16/03/2020 | 20:08

Ghi nhận mức độ nghiêm trọng của Covid-19 
 
Như vậy là sau gần 3 tháng với việc virus Corona gây bệnh cho gần 130.000 người ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 4.700 người chết, WHO mới tuyên bố Covid-19 là ĐẠI DỊCH.
 
Cần phải hiểu thế này: Hiện nay không có tiêu chí cụ thể để căn cứ vào đó mà tuyên bố ĐẠI DỊCH. Còn tại sao và khi nào tuyên bố là ĐẠI DỊCH phụ thuộc vào cách nhìn nhận của người đứng đầu WHO. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, người theo dõi sát sao tình hình lây nhiễm virus Corona, đã đưa ra nhiều cảnh báo, cuối cùng đã tuyên bố COVID-19 là ĐẠI DỊCH. Ông cũng lưu ý việc định danh COVID-19 là ĐẠI DỊCH  không có nghĩa là tình hình đã trở nên vô vọng. 
 
Trên thực tế, việc công nhận là ĐẠI DỊCH không liên quan tới những thay đổi về đặc tính của một căn bệnh, mà liên quan tới những lo ngại về sự lan truyền địa lý của căn bệnh đó. Như vậy, ĐẠI DỊCH ở đây được hiểu là virus Corona đã lan truyền trên phạm vi toàn cầu. Hơn thế nữa, đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này. Như vậy, WHO đã ghi nhận Covid-19 rất nghiêm trọng.
 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, kể từ khi ca nhiễm thứ 17 xuất hiện. Ảnh KT

 Cần cảnh giác hơn, nỗi lực hơn trong phòng chống Covid-19

 
Chúng ta thấy WHO đã khá thận trọng khi đưa ra tuyên bố COVID-19 là ĐẠI DỊCH. Điều này liên quan đến tác động tâm lý của từ “ĐẠI DỊCH”, tiếng Anh là PANDEMIC (nhiều quốc gia sử dụng phiên âm từ này trong ngôn ngữ của mình). Khi từ này được sử dụng, người ta nhận thấy mức độ nghiêm trọng của nó và trong nhiều trường hợp, nó gây hoảng loạn.
 
WHO không muốn gây hoảng loạn nên cân nhắc mãi rồi cuối cùng cũng phải tuyên bố ĐẠI DỊCH vì trên thực tế nhiều quốc gia, nhất là ở châu Âu, vẫn tỏ ra thờ ơ với Covid-19, họ tuyên truyền và phòng chống một cách hời hợt. Họ không hạn chế đi lại, không đóng cửa trường học, không dừng các hoạt động thể thao. Chỉ đến khi dịch bùng phát ở Italia, Tây Ban Nha... thì người ta mới có những biện pháp mạnh.
 
Ở Việt Nam chúng ta tình hình có khá hơn, báo chí truyền thông, mạng xã hội nói nhiều về Covid-19. Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền nhiều địa phương đã có những biện pháp phòng chống rất mạnh mẽ và hiệu quả. Nhưng, như chúng ta thấy, không phải tất cả mọi người đều có thái độ như vậy. Trên thực tế, có một số người, kể cả quan chức cao cấp, vẫn xem thường mối nguy hiểm do Covid-19 gây ra. Chính vì thế, sau khi 16 người đầu tiên mắc bệnh và được chữa khỏi, nhiều người tỏ ra chủ quan, kết quả là mấy chục người khác mắc bệnh.
 
Do đó, khi WHO tuyên bố COVID-19 là ĐẠI DỊCH, chúng ta nên xem đây là một lời cảnh báo có sức mạnh. Chúng ta cần cảnh giác hơn nữa, nỗ lực hơn nữa trong việc phòng chống. Song, tuyệt nhiên không nên hoảng sợ.
 
 

Nghè Nghệ/GĐTE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

6 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...