THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 05:14

Đại hội đại biểu Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2022-2027

18/05/2022 | 16:44
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 2, nhiệm kỳ 2022 - 2027 với chủ đề: “Nâng cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và nhân văn cao cả, ra sức xây dựng Hội vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phát huy sức mạnh tổng hợp cùng chung tay góp sức khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vì cuộc sống bình yên và phát triển”.

Phát biểu khai mạc Đại hội, Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch Hội nhấn mạnh, trong điều kiện có nhiều khó khăn, thử thách do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, do tình hình thiên tai, bão lụt xảy ra trên diện rộng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Lãnh đạo Trung ương Hội, Hội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, thực hiện đúng chương trình và kế hoạch đề ra, trong đó có nhiều nhiệm vụ đã hoàn thành xuất sắc.

Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch Hội phát biểu khai mạc Đại hội.

Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch Hội phát biểu khai mạc Đại hội.

Trình bày Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ I (2014-2021), Trung tướng Phạm Ngọc Khóa, Phó chủ tịch Thường trực Hội cho biết, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội chú trọng xây dựng, bổ sung, củng cố kiện toàn nâng cao chất lượng Ban Chấp hành, ban hành thống nhất Quy chế hoạt động, tổ chức kiện toàn cơ quan chức năng, đẩy mạnh công tác vận động và phát triển tổ chức các chi hội và Hội tại các địa phương ở vùng trọng điểm ô nhiễm bom mìn như Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Lắk, Kon Tum. Tập trung phát triển chi hội tại các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. 

Đến nay, Hội đã thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả 2 Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn cấp tỉnh, thành tại TP Đà Nẵng với 7 Chi hội trực thuộc và tỉnh Quảng Ngãi với 4 chi hội trực thuộc. 17 chi hội trực thuộc Trung ương Hội gồm: 5 Chi hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn khu vực thành phố Hà Nội và 12 chi hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn các tỉnh, thành phố như: Hà Giang, Cao Bằng, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đắk Lắk, Kon Tum. Trong nhiệm kỳ, Hội đó vận động và kết nạp được gần 1.500 hội viên đăng ký tham gia sinh hoạt tại 2 Hội và 17 chi hội khác nhau trên cả nước.

Các đại biểu tham dự Đại hội.

Các đại biểu tham dự Đại hội.

Hội tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động với nhiều nội dung và hình thức phong phú cả trực tiếp và gián tiếp như tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân, tuyên truyền vận động các nhà tài trợ trong nước và quốc tế chung tay góp sức hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam và đó đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với nhiều hình thức phong phú như: xây dựng các tiểu phẩm, ấn phẩm truyện tranh, tờ gấp, bản tin, băng rôn, khẩu hiệu… Hội đã kết hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ tiến hành các đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho các cháu học sinh và nhân dân tại các địa bàn trọng điểm ô nhiễm bom mìn, tập trung các huyện biên giới, kết hợp trao hỗ trợ sinh kế cho các nạn nhân bom mìn có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, từ năm 2018 đến nay Hội đã cùng Quỹ Hòa Bình Mỹ Lai (nay là Quỹ Hoa Hòa bình Việt Nam), Tổ chức nhân đạo “Chia sẻ” của TP. HCM để phối hợp tổ chức thành công các đợt tuyên truyền, hỗ trợ nạn nhân tại tại các tỉnh trọng điểm, kết hợp tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc cho các nạn nhân, gia đình chính sách và người nghèo, tặng sách vở, xe đạp, quà cho học sinh trên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc...

Hội đã tổ chức biên soạn và in ấn phát hành cuốn sách “Chung tay góp sức khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vì một cuộc sống bình yên và phát triển”. Đây có thể coi như là một tài liệu gốc, mang những thông tin cơ bản nhất của Hội. Cuốn sách sẽ góp phần tích cực nâng cao trình độ của cán bộ, Hội viên trong lĩnh vực hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam, là cẩm nang giúp các cấp Hội, hội viên và nhân dân dễ bị tổn thương sống ở khu vực ô nhiễm bom mìn nâng cao nhận thức, chủ động phòng tránh và giảm thiểu các hậu quả nghiêm trọng của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Hội cũng tiến hành in ấn, phát hành 3.000 tập truyện tranh dành cho thiếu niên, nhi đồng với chủ đề “Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn sau chiến tranh” gồm 3 bộ với 11 đầu sách với nội dung và hình thức cuốn hút, mang tính giáo dục cao, phù hợp với các em nhỏ. Toàn bộ số sách này đã được tặng cho học sinh tại các vùng ô nhiễm trên địa bàn toàn quốc. Đây là một hình thức tuyên truyền rất phù hợp và hiệu quả, được các địa phương, các nhà trường đánh giá cao.

Trung ương Hội đã kết hợp với các địa phương triển khai một cách kịp thời và hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn. Đến nay, tổng số ng­ười đã được Hội hỗ trợ sinh kế là 5.600 người, với tổng số số tiền hàng chục tỷ đồng, trong đó có hơn 300 gia đình nạn nhân bom mìn các tỉnh đư­ợc hỗ trợ 1 con bò sinh sản/ gia đình (riêng nạn nhân tỉnh Hà Giang đã đ­ược trao 93 con, Quảng Nam 80 con, Quảng Bình 75 con…). Trên 5.100 người đ­ược hỗ trợ sinh kế với các mức khác nhau tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu cụ thể nh­ư: tặng nhà tình nghĩa (35 triệu đồng/ nhà) hỗ trợ vốn kinh doanh, mua sắm công cụ sản xuất, sửa chữa nhà ở (mức hỗ trợ từ 7-15 triệu đồng/ ngư­ời), tặng một số phư­ơng tiện nghe nhìn (tivi, radio), hàng trăm chân tay giả, xe lăn và dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho nạn nhân, tặng tiền nhân dịp Tết Nguyên đán, phối hợp tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc và hỗ trợ tiền thuốc cho các nạn nhân bom mìn, gia đình chính sách, thăm hỏi tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, nạn nhân da cam và ngư­ời nghèo, hỗ trợ quỹ “nâng bư­ớc em đến trường”… 

Cũng tại Đại hội, Hội đã đề ra mục tiêu tổng quát và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ tiếp theo (2022 - 2027).

Ban chấp hành Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam khóa II, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Ban chấp hành Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam khóa II, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành khóa II với 38 thành viên, Ban kiểm tra gồm 5 thành viên. Trung tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Đức Soát - Chủ tịch Hội khóa I tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu giữ cương vị Chủ tịch Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam khóa II, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Thanh Huyền
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

5 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Ra mắt tài liệu “Hỗ trợ hình ảnh cho trẻ em có rối loạn phổ tự kỷ”

Ra mắt tài liệu “Hỗ trợ hình ảnh cho trẻ em có rối loạn phổ tự kỷ”

1 năm trước

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hình cho trẻ em có rối loạn phổ tự kỷ".
Chuyến đi nghĩa tình của các bác sĩ trẻ đến với trẻ em và các gia đình miền núi

Chuyến đi nghĩa tình của các bác sĩ trẻ đến với trẻ em và các gia đình miền núi

1 năm trước

Sở Y tế Quảng Bình phối hợp với Tỉnh Đoàn Quảng Bình tổ chức "Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" đã mang những phần quà ý nghĩa thiết...
Viêm gan cấp tính “bí ẩn” ở trẻ em và những điều cần biết

Viêm gan cấp tính “bí ẩn” ở trẻ em và những điều cần biết

1 năm trước

Vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về sự gia tăng các trường hợp viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ, được cho là có liên quan tới virus Adeno.
3 trẻ em ở Bình Phước đuối nước thương tâm

3 trẻ em ở Bình Phước đuối nước thương tâm

1 năm trước

Chiều 16/5, một vụ đuối nước thương tâm xảy ra tại thôn 5, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, khiến 3 trẻ em tử vong.