THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 04:26

Đảm bảo quyền tham gia của trẻ vào hoạt động ngoài gia đình và cơ sở giáo dục

13/04/2023 | 12:31
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) chia sẻ: “Khi Cục Trẻ em khảo sát một số chương trình như học kỳ quân đội, khoá tu, chúng tôi phát hiện một số vấn đề về cơ sở vật chất, chương trình, và các hành vi chưa đảm bảo các vấn đề an toàn, quyền riêng tư, quyền tham gia của trẻ”.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH).

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH).

Trẻ em có quyền tham gia hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục (CSGD)

Bà Nga lấy ví dụ như tham gia học kỳ quân đội, trẻ em gái cần phải bảo đảm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hoặc việc đảm bảo sức khoẻ dinh dưỡng cho các em là rất quan trọng. Nếu Ban tổ chức các trại hè không có đủ các kiến thức cụ thể, trẻ em có thể gặp các rủi ro liên quan đến vấn đề ngộ độc thực phẩm, đuối nước hay tai nạn thương tích, không đảm bảo sức khoẻ tham gia các hoạt động, bị vi phạm quyền riêng tư, thậm chí bị bạo lực, xâm hại trẻ em. Trước thực tế đó, Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH do Bộ LĐ-TB&XH ban hành ngày 28/12/2022 về hướng dẫn sự tham gia của trẻ em vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài CSGD đã được ban hành kịp thời để hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và gia đình về sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động ngoài gia đình và CSGD.

Thông tư nêu rõ: “Trẻ em có quyền tham gia hoạt động ngoài gia đình, ngoài CSGD trong trường hợp cơ sở, địa điểm mà trẻ em tham gia bảo đảm: an toàn, thân thiện, phù hợp với lứa tuổi, giới tính của trẻ em; phòng nghỉ, khu vực vệ sinh cá nhân phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em trong đó có trẻ em khuyết tật; bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ em. Đồng thời, trẻ em có quyền hủy bỏ việc tham gia nếu trẻ em thấy hoạt động ngoài gia đình, ngoài CSGD không đáp ứng hoặc không phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của trẻ em”.

Thông tư cũng quy định rõ quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài CSGD; và trách nhiệm của hướng dẫn viên, điều phối viên, tình nguyện viên, người phụ trách trẻ em, giảng viên tham gia hoạt động có sự tham gia của trẻ em và hướng dẫn Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài CSGD.

Hướng dẫn thực hiện quyền tham gia và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, bà Phạm Thị Thuỷ, phụ trách Phòng phát triển tham gia của trẻ em, Cục Trẻ em chia sẻ: Khi thực hiện các hoạt động ngoài gia đình, ngoài CSGD, các tổ chức doanh nghiệp cần nắm chắc các nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của trẻ như đảm bảo trẻ hoàn toàn tự nguyện chủ động tham gia; phù hợp quy định pháp luật, mọi trẻ đều được bình đẳng và đảm bảo bí mật riêng tư, các nội dung chương trình phải phù hợp với độ tuổi, giới tính trẻ đặt lợi ích của trẻ lên trên hết, đảm bảo môi trường an toàn, thân thiện bình đẳng, có cơ chế ghi nhận, phản hồi các yêu cầu của trẻ. Đặc biệt, chúng ta phải nhớ nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Lợi ích của trẻ em cần được đặt lên trên hết chứ không phải lợi ích của cha mẹ hay tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các chương trình ngoài gia đình, CSGD”.

Sư cô Lỗ Nghiêm (chùa Đình Quán).

Sư cô Lỗ Nghiêm (chùa Đình Quán).

Đảm bảo sự an toàn, hiệu quả học tập, vui chơi cho trẻ

Tại buổi tập huấn hướng dẫn Thông tư số 27/2022/TT-BLĐTBXH (ngày 12/4 tại Hà Nội), Sư cô Lỗ Nghiêm (chùa Đình Quán) cho biết, Thông tư có các hướng dẫn hoàn toàn phù hợp và chùa Đình Quán, nhờ đó đánh giá lại hoạt động tổ chức khoá tu của Chùa Đình Quán đảm bảo các tiêu chí bảo vệ trẻ em. Chùa Đình Quán luôn nỗ lực cân đối các nội dung giáo dục, kể cả giáo dục về chủ đề Phật giáo phải phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý và nhu cầu và nhận thức của trẻ em. Việc đảm bảo thực hiện Thông tư, đảm bảo thực hiện quy định pháp luật là giúp Đình Quán và các tổ chức doanh nghiệp thực hiện được tốt hơn các công việc, sứ mệnh của mình.

Đại diện Ban công tác Thanh niên - Bộ Quốc phòng chia sẻ, các chương trình học kỳ quân đội để giới thiệu, bồi dưỡng cho các bạn trẻ về lịch sử, quân đội, vũ khí và các hoạt động nâng cao thể lực qua các trò chơi quân đội, bài thể dục và các quy tắc và kỹ năng an toàn như kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước... các kỷ luật tác phong ăn ở, kỷ luật ngăn nắp. Việc áp dụng thông tư sẽ giúp việc vận hành được thực hiện hiệu quả hơn, bảo vệ quyền của trẻ em tốt hơn.

Các đại biểu tham gia Tập huấn.

Các đại biểu tham gia Tập huấn.

Các đại biểu tham gia Tập huấn cũng trao đổi một số khó khăn trong quá trình thực hiện quyền trẻ em như: thông tư quy định việc trẻ em có quyền xin về, dừng tham gia các hoạt động nhưng nếu vừa tới trẻ đã đòi về thì không kịp có quá trình cho trẻ thích ứng môi trường mới; Một số hoạt động khó đảm bảo quyền riêng tư của trẻ; Ngoài ra, các phương pháp kỷ luật trẻ khi trẻ vi phạm các quy định nên như thế nào...

Các chuyên gia về quyền trẻ em đã cùng thống nhất trao đổi các giải pháp về đảm bảo thông tin, sự tham gia của trẻ để trẻ nhận thức, nêu ý kiến và được chuẩn bị tâm thế ngay từ khi chuẩn bị tham gia các hoạt động; trong quá trình tham gia, trẻ cũng có quyền thảo luận về các nội quy, đề xuất các phương pháp kỷ luật được thống nhất, phù hợp với trẻ. Ngoài ra, các tổ chức doanh nghiệp cũng cần thống nhất các phương pháp giáo dục, cách tiếp cận với trẻ em và cả cha mẹ.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD khẳng định: Đảm bảo quyền tham gia của trẻ không chỉ là việc tuân thủ pháp luật, đảm bảo quyền mà còn chính là phương pháp để đảm bảo sự an toàn, hiệu quả học tập, vui chơi cho trẻ, vì lợi ích tốt nhất của trẻ. “Tôi tin rằng việc phổ biến nội dung của Thông tư 27 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác về trẻ em tới rộng rãi các tổ chức, doanh nghiệp, cả trẻ em và phụ huynh sẽ góp phần giúp nâng cao nhận thức và thực hành để mỗi bên liên quan đều ý thức và trách nhiệm trong việc tạo môi trường an toàn, bình đẳng, thân thiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ em Việt Nam”, bà Linh nhấn mạnh.

Châu Anh Hưng
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Quảng Ngãi trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích cho trẻ em

Quảng Ngãi trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích cho trẻ em

1 năm trước

Sáng 10/4, tại TP. Quảng Ngãi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi Diên Hồng tổ chức chương trình Tập huấn kỹ năng phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích cho thanh thiếu nhi - Năm...
Hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu trong trường học

Hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu trong trường học

1 năm trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt "Tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, học sinh". Tài liệu này sẽ được sử dụng để tập huấn...
Quảng Trị khởi tố thiếu niên 15 tuổi tội danh Giết người

Quảng Trị khởi tố thiếu niên 15 tuổi tội danh Giết người

1 năm trước

Sau 3 ngày bị tạm giữ hình sự để điều tra sau khi dùng dao đâm chết bạn tại trường, Lê Hữu Quân bị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị ra quyết định khởi tố về tội giết người.
Tìm thấy một thi thể trong vụ đuối nước ở hồ Trị An, Đồng Nai

Tìm thấy một thi thể trong vụ đuối nước ở hồ Trị An, Đồng Nai

1 năm trước

Thông tin ban đầu, khoảng 17 giờ ngày 8/4, em D.T.P (17 tuổi, ngụ xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) và em V.X.T.Đ (18 tuổi, ngụ thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu) rủ nhau đến hồ Trị An...