THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 10:25

Đào tạo Kỹ năng số và An toàn trực tuyến cho học sinh tại Hà Nội

27/10/2018 | 16:59
 
Chương trình hiện đang được triển khai trên toàn quốc, hướng tới mục tiêu đào tạo 50.000 học sinh tại 50 trường trung học phổ thông và trung học cơ sở về kỹ năng số và an toàn trực tuyến. 
 

 
Các Lãnh đạo trẻ - Tập huấn viên cho học sinh.
 
Trong khuôn khổ chương trình, các bạn Lãnh đạo trẻ tuổi từ 18-25 đã được đào tạo nâng cao năng lực sẽ trở thành tập huấn viên cho các em học sinh phổ thông từ 13-18 tuổi. Thông qua những hoạt động tương tác và chia sẻ kiến thức, chương trình sẽ giúp các bạn thanh thiếu niên tiếp cận các kỹ năng số và an toàn trực tuyến, nhằm tạo nên một môi trường mạng tích cực, thúc đẩy công dân thời đại kỉ nguyên số có trách nhiệm.
 

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững phát biểu tại chương trình.
 
Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD, đối với giới trẻ, mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, để xây dựng một cộng đồng trực tuyến tích cực, người trẻ cần có kỹ năng và suy nghĩ phù hợp để sử dụng mạng xã hội một cách an toàn. “Với sự hỗ trợ từ Facebook, chúng tôi đã thiết kế một chương trình hữu ích để giúp các em học sinh biết phân tích nội dung và sử dụng tư duy phản biện, tư duy thấu cảm trên mạng xã hội. Thêm vào đó, một điểm “đặc biệt” của chương trình là chúng tôi trao quyền cho những Lãnh đạo trẻ, tạo cơ hội để các bạn trực tiếp truyền cảm hứng cho các bạn thanh thiếu niên khác - một quá trình giáo dục và giao tiếp bình đẳng, giúp những bạn trẻ đối mặt với thử thách, thể hiện trách nhiệm và trưởng thành. Chúng tôi hy vọng sẽ tạo được một thế hệ công dân số không chỉ có kiến thức mà còn kỹ năng và thái độ phù hợp để sử dụng mạng xã hội thông minh và an toàn”.
 
Bà Beth Ann Lim, Trưởng Bộ phận Quan hệ cộng đồng, APAC, Facebook cho biết: “Việc giữ cho cộng đồng và thông tin của họ an toàn để mọi người cảm thấy tin tưởng và kết nối một cách có ý nghĩa luôn là trọng tâm của mọi điều chúng tôi làm. Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với MSD và các đối tác địa phương để xây dựng những tài liệu hướng dẫn với hy vọng tạo nên một môi trường trực tuyến an toàn cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam”. 
 

 
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung giao lưu với các bạn học sinh.
 
Sau khi ra mắt chương trình Suy nghĩ trước khi chia sẻ vào tháng 6, tính đến nay chương trình đã tiếp cận 12.074 học sinh tại 13 trường học trên 4 tỉnh thành, 116 đại diện từ các Tổ chức phi chính phủ, 135 lãnh đạo trẻ và 23 phụ huynh. 
 
Bên cạnh các hội thảo và đào tạo, sáng kiến này cũng sẽ cung cấp các tài nguyên và video trực tuyến được Việt hóa, liên quan đến kỹ năng số, an toàn trực tuyến, tư duy phản biện, tư duy thấu cảm. Các tài nguyên này sẽ được chia sẻ bởi Facebook và các đối tác của Facebook trực tiếp tại hơn 50 trường học trên khắp Việt Nam.
 
 
Học sinh hào hứng tham dự chương trình.
 
Mạng xã hội có quá nhiều sức hút dễ khiến trẻ dễ dàng bị xao nhãng mọi vấn đề thực từ học tập đến vui chơi, thậm chí là các mối quan hệ gắn kết gia đình. Trẻ chỉ dành trí não của mình cho các trang mạng, cho những người bạn ảo hay vấn đề ảo, từ đó trẻ rất dễ bị dụ dỗ. Vậy cần làm gì để trẻ tránh bị dụ dỗ qua mạng xã hội?

1. Trước hết cha mẹ hãy học để làm bạn với trẻ, dành nhiều thời gian quan tâm tới trẻ hơn, từ đó dễ dàng hiểu trẻ và từng bước trang bị cho trẻ kỹ năng sống và nhận thức được trước cái đúng và cái sai.

2. Thay vì cấm trẻ không dùng mạng xã hội, cha mẹ hãy ngồi cùng với con đọc từng bài báo, đọc từng vấn đề về các sự việc lừa đảo có thật để trẻ có thể nhận thức và hiểu được.

3. Nếu con dùng Facebook, bố mẹ hãy kết bạn cùng với con. Mỗi ngày bố mẹ mang một thông tin, một vấn đề trên mạng xã hội về thảo luận với con. Trong trường hợp có người dụ dỗ, trẻ sẽ biết đặt ra các câu hỏi tại sao, nên làm thế nào, từ đó trẻ sẽ tìm ra được câu trả lời, tin hay không tin, nên hay không nên.

4. Một điều quan trọng để giúp trẻ tránh bị dụ dỗ qua mạng xã hội là việc lồng ghép vào các chương trình giáo dục ở trường học. Nhà trường cần có những bài học, tình huống cụ thể để dạy trẻ nhằm nâng cao nhận thức từ nhà tới trường, tránh để những tình huống xấu xảy ra.

Hương Nguyễn/GĐ&TE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...