THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 07:44

Dạy học trực tuyến còn nhiều bất cập

10/11/2021 | 07:50
Sáng ngày 9/11, trong Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu tiếp tục nêu ý kiến về việc dạy và học trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài.

Báo Thế giới & Việt Nam đưa tin, theo đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh), thời gian qua, toàn ngành Giáo dục và giáo viên đã có nhiều cố gắng, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai dạy và học trực tuyến giữa muôn vàn khó khăn.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) cho rằng nên cởi bỏ áp lực cho các bên khi học trực tuyến. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) cho rằng nên cởi bỏ áp lực cho các bên khi học trực tuyến. Ảnh: Quốc hội

Việc học trực tuyến không thể thay thế được học trực tiếp nhưng là giải pháp tất yếu, tối ưu nhất để đảm bảo cung cấp kiến thức, sự an toàn cho người học trong diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, theo bà Hà, chất lượng việc dạy và học chưa được đảm bảo, do rất nhiều yếu tố khách quan. Ví dụ, chất lượng của đường truyền internet không ổn định, một bộ phận thầy, cô giáo, đặc biệt là những giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn trong ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Việc quản lý học sinh trong quá trình học tập chưa thật hiệu quả. Mặc dù Chính phủ đã phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thực tế.

Ngoài ra, việc dạy và học trực tuyến kéo dài đã gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dạy và người học khi phải ngồi tiếp xúc với thiết bị điện tử lâu và không vận động trong thời gian dài.

Học sinh nảy sinh tâm lý lo lắng khi bị giảm tương tác với thầy cô và bạn bè, trong khi nhiều phụ huynh chưa tương tác hợp lý với con trong quá trình học trực tuyến.

Giáo viên chịu áp lực tâm lý khi “một tiết dạy, trăm mắt nhìn”. Khán, thính giả của giáo viên trong giờ học trực tuyến giờ đây không chỉ là học sinh mà còn là phụ huynh, dư luận và cả mạng xã hội.

Cần đánh giá hiệu quả học trực tuyến 

Đưa ra giải pháp, đại biểu Nguyễn Thị Hà đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) nghiên cứu điều chỉnh chương trình học trực tuyến để tăng thời lượng cho giáo viên, học sinh tương tác, chia sẻ, nâng cao kỹ năng mềm để cởi bỏ áp lực tâm lý cho cả người dạy và người học. Từ đó, việc dạy và học cũng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả, mang tính thực tiễn nhiều hơn.

Đồng thời, bà Hà đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ hữu quan nghiên cứu xây dựng các phần mềm quản lý việc dạy, học và tổ chức dạy học online phù hợp, hiệu quả, tiên tiến và thân thiện với người dùng.

Cũng quan tâm vấn đề dạy học trực tuyến, đại biểu Trần Thị Thu Phước (đoàn Kon Tum) cho hay, rất nhiều gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn, không thể trang trải số tiền hơn 3 triệu để mua điện thoại thông minh hoặc khoảng 10 triệu đồng cho một chiếc máy tính.

Đại biểu Thu Phước đề nghị Chính phủ và Bộ GD&ĐT nên xem xét bổ sung, làm rõ nội dung này trong báo cáo và có những định hướng, giải pháp cụ thể hơn trong thời gian tới.

Theo nữ đại biểu tỉnh Kon Tum, với tình hình dịch bệnh phức tạp cùng xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ thì hình thức học trực tuyến cần được xác định không chỉ là giải pháp tình thế mà còn là một xu hướng tất yếu, lâu dài.

Vì vậy, bà Phước cho rằng, Bộ GD&ĐT cần khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của học sinh, sinh viên thời gian qua, xác định những vướng mắc, bất cập, từ đó đưa ra những giải pháp để giải quyết, phát huy tốt ưu điểm của hình thức giáo dục đào tạo trực tuyến trong thời gian tới.

Trẻ học ở nhà lâu dễ sang chấn tâm lý

Trên Vnexpress.net, đại biểu Tạ Văn Hạ (Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) nhận định "vấn đề mở cửa trường học trở lại đang được cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm".

Đại biểu Tạ Văn Hạ. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Tạ Văn Hạ. Ảnh: Quốc hội

Theo ông, trẻ em nghỉ giãn cách lâu ngày sẽ xuất hiện những sang chấn tâm lý. Việc học trực tuyến không chỉ khó đảm bảo chất lượng, hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến thị lực, sức khỏe của học sinh. Trẻ không được tiếp cận các điểm vui chơi, dịch vụ giải trí; ngược lại, phải tiếp xúc thời gian dài với máy tính, điện thoại, dẫn đến khả năng nghiện game, tivi.

Dù nhận thấy thực trạng đó, ông Hạ cũng chia sẻ với Bộ Giáo dục & Đào tạo về những khó khăn trong việc tìm lời giải: "Nhưng nếu học sinh quay trở lại trường thì giải pháp an toàn trong phòng, chống dịch sẽ như thế nào? Vaccine có thực sự đảm bảo với trẻ cả về trước mắt lẫn lâu dài hay không? Các giải pháp khắc phục sang chấn tâm lý ra sao và đặc biệt là bù đắp các thiếu hụt về kiến thức như thế nào?", ông Hạ nói.

MT (tổng hợp)
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Tăng cường giáo dục thể chất và thể thao trong trường học

Tăng cường giáo dục thể chất và thể thao trong trường học

2 năm trước

Trong 10 năm qua, công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học đạt được nhiều kết quả tích cực song vẫn còn một số hạn chế.
Mô hình giáo dục giới tính lứa tuổi mầm non tại TP.HCM cần được nhân rộng

Mô hình giáo dục giới tính lứa tuổi mầm non tại TP.HCM cần được nhân rộng

2 năm trước

Mô hình “Các hoạt động giáo dục giới tính ERA cho trẻ 3 - 5 tuổi – Kỹ năng phòng tránh xâm hại” ở các trường mầm non trên địa bàn TPHCM, giúp trẻ hiểu về cơ thể mình, biết bảo vệ...
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các tỉnh báo cáo, lên kịch bản đón học sinh trở lại trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các tỉnh báo cáo, lên kịch bản đón học sinh trở lại trường

2 năm trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn số 4983/BGDĐT-GDTC gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc báo cáo việc tổ chức hoạt động dạy học...
Nghiên cứu đề xuất hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Nghiên cứu đề xuất hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non tư thục

2 năm trước

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 7770/VPCP-KGVX ngày 25-10-2021 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về chính sách hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp...
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục ở các tỉnh, thành phố

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục ở các tỉnh, thành phố

2 năm trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn số 4726/BGDĐT-GDTC gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo...