THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 08:48

Điện giật - Tai nạn nguy hiểm cho trẻ em

02/12/2021 | 14:46
Điện giật là một trong những tai nạn vô cùng nguy hiểm đối với trẻ em. Dòng điện đi qua cơ thể con người, làm cháy bỏng và co rút các cơ bắp khiến người bị giật đau nhức. Nó còn tác động vào hệ thần kinh làm rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn gây khó thở loạn nhịp tim bị nặng sẽ tử vong tức thì. Nếu người lớn không cẩn thận và để mắt tới trẻ thường xuyên, thì trẻ em rất dễ bị điện giật. Vậy cần làm gì để trang bị cho trẻ một số kĩ năng phòng chống điện giật?
Cần dạy trẻ về sự nguy hiểm của điện và các  tình huống có thể bị  điện giật.

Cần dạy trẻ về sự nguy hiểm của điện và các tình huống có thể bị điện giật.

Những tai nạn không ngờ

Những tai nạn do điện thường hay xảy ra ở mọi gia đình, khi sử dụng những đồ điện gia dụng. Tan trường, hai anh em Ngô Hữu T và Ngô Hữu Đ (TP.HCM) rủ nhau vào chơi thú nhún ở trước cổng trường. Khi T đang ngồi trên con thú làm bằng sắt và nhựa thì bị điện giật. Do sự lúng túng khi xử lí của nhân viên và một số người lớn có mặt tại đó, mà nguồn điện không được cắt kịp thời đã khiến em tử vong.

Cũng tại TP. HCM, một bé gái 8 tháng tuổi đã bị điện giật trong lúc đang chơi tại nhà trẻ tư nhân, cô bảo mẫu do quá hoảng hốt không sơ cứu kịp thời, 45 phút sau khi đưa tới bệnh viện người bé đã tím tái, đồng tử giãn, tim ngừng đập và bé mãi mãi ra đi. Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy – TP.HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 1 – TP. HCM, cũng xử lí nhiều trường hợp trẻ bị điện giật như cháu bé trên. Bé TVA 4 tuổi ở Tây Ninh bị điện giật khi nhà có đám cưới. Người ta kéo điện để lấy ánh sáng, mối nối dây điện chạm vào cửa sắt bé đi qua bị giật dính chặt vào. Nghe tiếng con kêu ré lên, người cha vội kéo con ra nhưng cũng bị điện giật, ông cố xô con ra và hai cha con ngã văng xuống đất bất tỉnh. Sau khi vào viện, bác sĩ cho biết bé bị bỏng điện độ 3-4 ở cẳng tay và bàn tay phải, vết bỏng phần cổ tay bị cháy đen. Bé phải mổ cắt lọc các mô chết ở vết bỏng để tiến hành ghép da, nhưng điều trị lâu dài và rất tốn kém.

Nguyên nhân khiến trẻ bị điện giật

- Do trẻ tò mò hiếu động, ham thích khám phá những điều mới lạ và tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do trẻ chạm tay vào các thiết bị điện (máy sấy tóc, bàn là, quạt, sưởi điện...). Trẻ còn nghịch ngợm lấy tay, dao kéo, que sắt... chọc vào ổ điện, hoặc trèo lên cột điện cao thế lấy diều, dùng cây chọc, móc diều và bị giật.

- Do hệ thống điện thiết kế trong nhà không an toàn: như ổ cắm điện trong gia đình làm thấp, kéo điện bằng dây trần, không cho vào ghen, làm chìm trong tường nhưng dây chất lượng kém, điện bị rò dễ gây tai nạn điện giật cho trẻ nhất là khi tường và nhà bị ẩm.

- Do đồ chơi chạy bằng điện như thú nhún, siêu nhân, tàu điện... không an toàn. Về cấu tạo vật lí, chúng có những bánh răng thò hẳn ra ngoài dễ bị rò rỉ điện, rất nguy hiểm nếu các cháu nhỏ cưỡi thú mà không có người lớn đứng cạnh giám sát.

- Do người lớn không cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện và không được trang bị các kĩ năng phòng tránh, xử lí khi trẻ bị điện giật trong gia đình cũng như tại các tụ điểm vui chơi…

- Do sự quản lí lỏng lẻo của các cơ quan chức năng địa phương đối với việc câu móc điện, khiến dây điện hở, đứt vương xuống đường gây tai nạn cho người vướng phải. Việc câu móc điện, cũng thường xảy ra tại những nơi sản xuất tư nhân, nhưng không được chấn chỉnh kịp thời. Nhiều khi gây ra những vụ tai nạn điện giật, cháy nổ rất nghiêm trọng và trẻ em cũng là những nạn nhân.

Nạn nhân bị bị điện giật có biểu hiện gì?

- Người bị điện giật sẽ có hiện tượng choáng váng trong vài phút, các cơ bắp co thắt mạnh gây những vết bỏng trên da. Nếu bị điện cao thế hàng chục ngàn von giật, nạn nhân sẽ bị hôn mê các cơ quan nội tạng bị tổn thương và có những vết bỏng lớn, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

- Nếu nạn nhân đi chân trần đang tiếp xúc với đất, mà bị điện giật, thì sự co thắt của các cơ sẽ mạnh hơn, nạn nhân có thể ngất. Nếu đang nằm trong bồn tắm bị điện giật sẽ nghiêm trọng hơn, vì có thể làm tim phổi ngừng hoạt động và tử vong. Người đi giầy khi bị điện giật, ít nguy hiểm hơn người đi chân đất.

- Nạn nhân bị điện giật sẽ bị hút vào, nếu không được dứt rời ra khỏi nguồn điện sẽ bị ngã ngất, đè lên dây điện và có thể tử vong. Người bên cạnh cần tìm cách đóng cầu giao điện và tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện càng sớm càng tốt.

Không được để trẻ sờ vào ổ điện.

Không được để trẻ sờ vào ổ điện.

Cần phòng tránh điện giật cho trẻ

Sau đây là ý kiến của một số phụ huynh và giáo viên về cách dạy trẻ phòng tránh điện giật:

Bà Lê Thanh Hương - Trần Nhân Tông - Hà Nội: Đây là một vấn đề lớn mà các gia đình và nhà trường cần quan tâm hơn. Trẻ con vốn tò mò, thích khám phá nhưng hành động vô thức, các cháu có thể chọc vào ổ điện bằng bất kì cái gì đang cầm trong tay và bị tai nạn. Vì thế, ở các gia đình và trong lớp học, hệ thống điện cần được thiết kế an toàn và kiểm tra thường xuyên xem có rò rỉ không.

Cô Nguyễn Việt Hà - Giáo viên Trường mầm non Angel (Hà Nội): Muốn các cháu hiểu điện nguy hiểm như thế nào, tôi cho các cháu quan sát ổ điện và một số các dụng cụ sử dụng điện, rồi giải thích cho trẻ biết điện sẽ làm các bé bị bỏng gây đau đớn và thậm chí có thể bị chết. Để không bị điện giật các bé đừng nghịch dại, không sờ và dùng cây que sắt chọc vào ổ điện, không tự sử dụng máy sấy, bàn là... tránh xa những nơi người lớn đang mắc, chữa điện... Tôi rất mong trong những khoá tập huấn cho giáo viên mầm non, chúng tôi sẽ được bồi dưỡng thêm những kiến thức về phòng chống và xử lí khi trẻ bị điện giật, để các cô giáo chăm sóc trẻ tốt hơn.

Anh Lương Xuân Hoà - Lương Thế Vinh - Hà Nội: Tôi làm nhân viên bảo vệ ở một trường mầm non, nên cũng chú ý đến việc bảo vệ an toàn cho các cháu. Để các cháu không bị điện giật, tôi thấy mạng lưới điện phải được thiết kế an toàn, không chạy dây điện trần mà phải cho vào trong ống ghen hoặc chạy ngầm trong tường. Hệ thống ổ cắm điện cần làm cao, khuất tầm mắt của trẻ. Tốt nhất là các cô luôn để mắt tới trẻ.

Chị Cao Minh Hạnh - Ngõ 218 Trần Duy Hưng - Hà Nội: Tôi thấy trong các gia đình, ngoài việc thết kế hệ thống điện an toàn thì người lớn phải cẩn thận khi sử dụng những đồ điện gia dụng, không được trẻ nghịch hay tự ý cắm vào ổ điện để dùng. Song song với phòng tránh điện giật cho trẻ, cha mẹ cần phải biết cách sơ cứu nếu tai nạn xảy ra. Phải dạy cho trẻ cách phòng tránh điện giật từ trong gia đình. Chính vì điện nguy hiểm như vậy, nên các gia đình (đặc biệt là gia đình có con nhỏ) cần luôn cảnh giác đề phòng các tai nạn điện giật. Xây dựng môi trường sống và ngôi nhà an toàn cho trẻ thơ, là trách nhiệm của người lớn chúng ta.

Bài và ảnh: Tuấn Nam
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Cần Thơ nâng cao chất lượng các xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em

Cần Thơ nâng cao chất lượng các xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em

2 năm trước

Đến cuối năm 2020, TP Cần Thơ có 70/83 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em. Nhằm tạo môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em ở cộng đồng, Sở Lao động -...
An toàn cho trẻ em trên không gian mạng

An toàn cho trẻ em trên không gian mạng

2 năm trước

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, học sinh phải ở nhà học online thường xuyên. Thời gian sử dụng thiết bị công nghệ của các em vì vậy cũng tăng cao. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú tâm...
Sáng chế của 3 học sinh Việt Nam được WIPO vinh danh

Sáng chế của 3 học sinh Việt Nam được WIPO vinh danh

2 năm trước

Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vừa trao danh hiệu Đại sứ trẻ sở hữu trí tuệ cho nhóm các nhà sáng chế của Việt Nam với sản phẩm "Mũ chống dịch Vihelm".
Ngày đầu tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh THPT trên địa bàn TP. Thanh Hóa

Ngày đầu tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh THPT trên địa bàn TP. Thanh Hóa

2 năm trước

Sáng 1/12, cùng với các địa phương trong tỉnh, TP. Thanh Hóa tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 15-17 tuổi trên địa bàn.