CHỦ NHẬT, NGÀY 28 THÁNG 04 NĂM 2024 06:06

Điều chỉnh bài thi đánh giá tư duy theo hướng gọn nhẹ của Đại học Bách khoa Hà Nội

30/12/2022 | 06:25
Đại học Bách khoa Hà Nội điều chỉnh về cấu trúc, nội dung của bài thi đánh giá tư duy, áp dụng từ năm 2023 theo hướng gọn nhẹ, xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học.

Trong những năm qua, ĐH Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu, triển khai mở rộng các phương thức tuyển sinh ĐH để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới và thích ứng với thời kỳ hội nhập quốc tế, từ đó có thể đáp ứng cho nhiều đối tượng học sinh, làm căn cứ xét tuyển ĐH.

Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội.

Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội.

Bài thi đánh giá tư duy được triển khai từ năm 2020 nhằm đánh giá khả năng của học sinh về tư duy toán học, tư duy đọc hiểu, tư duy giải quyết vấn đề để có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục ĐH, đặc biệt cho các ngành nghề về khoa học công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.

Nội dung và cấu trúc bài thi đánh giá tư duy được thiết kế và xây dựng theo hướng tiếp cận các bài thi đánh giá tư duy của một số ĐH trên thế giới và các bài thi SAT, ACT đã được sử dụng rộng rãi.

Kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 dự kiến sẽ được hơn 80 trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển vào ĐH và chiếm đến 60-70% chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Trong bối cảnh có nhiều thay đổi về quy chế tuyển sinh, kỳ thi đánh giá tư duy là một trong phương án xét tuyển mà nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm và chọn lựa để nắm chắc tấm vé vào các trường tốp đầu.

Để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ GD&ĐT mới triển khai áp dụng từ năm 2022 và đảm bảo quyền lợi của học sinh, ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến điều chỉnh nội dung các phần thi của bài thi đánh giá tư duy theo hướng gọn nhẹ, xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học - PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết.

Cụ thể, từ năm 2023, bài thi đánh giá tư duy dự kiến sẽ theo hình thức trắc nghiệm với 3 phần (150 phút), gồm: Tư duy toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề. Như vậy, cấu trúc và nội dung bài thi được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ hơn (từ 270 phút xuống còn 150 phút). Xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học (từ Toán + Đọc hiểu + Khoa học tự nhiên + Tiếng Anh thành nội dung đánh giá tư duy Toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề) để phù hợp với Chương trình giáo dục THPT mới áp dụng.

Trường dự kiến thi 3 đợt. Đợt 1, 2 tổ chức vào tháng 5, 6/2023 tại Hà Nội. Đợt 3 vào tháng 7/2023 (sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT) tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Tuyên Quang…). Trước đây kỳ thi này chỉ tổ chức thi 1 đợt/năm.

Một số điểm mới đáng lưu ý khác ĐH Bách khoa dự kiến như: Mở rộng các ngành tuyển sinh ĐH gồm khoa học công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược. Thi trắc nghiệm trên máy tính trong thời gian 1 buổi (150 phút). Tổ chức thi nhiều đợt, nhiều địa điểm thi. Cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong 2 năm. Không giới hạn đối tượng dự thi, số lần dự thi…

P.V
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Nắm bắt kiến thức hiệu quả với Sơ đồ tư duy

Nắm bắt kiến thức hiệu quả với Sơ đồ tư duy

1 năm trước

Việc phải xử lý quá nhiều dữ liệu cùng một lúc khiến học sinh căng thẳng, mệt mỏi và não bộ dễ quá tải. Do đó, việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong hệ thống kiến thức đang trở thành...
Tư duy phản biện, chìa khoá quan trọng cho tương lai

Tư duy phản biện, chìa khoá quan trọng cho tương lai

1 năm trước

Người sở hữu khả năng phản biện sẽ có rất nhiều lợi thế trong cuộc sống, do vậy cha mẹ cần trau dồi và phát triển kỹ năng này cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.