THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 09:06

Giáo dục học sinh về bảo tồn và phát triển nghệ thuật điêu khắc gỗ của người Jrai

09/01/2022 | 10:38
Để bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống của người Jrai, lãnh đạo trường THPT Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mô hình khu bảo tồn văn hóa dân tộc Tây Nguyên với nghệ thuật điêu khắc truyền thống ngay trong khuôn viên của nhà trường.
Tác phẩm “Hiện tại và tương lai”. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Tác phẩm “Hiện tại và tương lai”. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Gia Lai là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số anh em. Sự giao thoa văn hóa giữa người Jarai, Ba Na với các dân tộc Chơ Ro, Dao, Tày, Nùng, Mường… đã tạo cho vùng đất này một nền văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các giá trị văn hóa được thể hiện qua tổ chức cộng đồng làng, kiến trúc nhà cửa, tượng nhà mồ, văn hóa dân gian truyền khẩu và những áng sử thi, qua câu đố, qua âm nhạc truyền thống, tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội… trong đó không thể không kể đến nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống.

Nói tới sản phẩm của nghề điêu khắc gỗ dân gian của dân tộc Jrai, những người quan tâm đến văn hóa Tây Nguyên thường nghĩ ngay đến tượng mồ. Nhưng trên thực tế, các tượng gỗ và hình chạm khắc bằng chất liệu gỗ của người Jrai còn được đặt ở những không gian khác như nhà sàn, nhà rông…

Tượng gỗ của người Jrai rất phong phú và đa dạng. Từ những hình tượng quen thuộc trong đời sống hàng ngày như tượng người ôm mặt, người phụ nữ bồng con, người phụ nữa cõng con, tượng hình người mặt khỉ, người đàn ông cầm chiêng đánh, người đàn ông đóng khố cầm kiếm, giã gạo, hình quả bầu, hình chim thú, cho đến các tượng cặp nam, nữ đang giao hoan, tượng đàn bà chửa… với những nét biểu cảm đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình mang đậm tín ngướng nguyên thuỷ và cũng là một đặc điểm cơ bản của tượng gỗ ở Tây Nguyên.

Tuy nhiên, hiện nay, số lượng các nghệ nhân biết làm tượng gỗ không còn nhiều. Các tác phẩm tượng điêu khắc gỗ còn lại rất ít và thường được trang trí ở các nhà thờ, nhà rông, nhà hàng...

Cùng với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc do UBND tỉnh Gia Lai cùng các ban, ngành phát động. Trường THPT Phạm Văn Đồng đã chỉ đạo tổ khoa học xã hội và Đoàn trường xây dựng mô hình “Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Tây Nguyên” ngay trong khuôn viên của nhà trường gồm nhiều mô hình như nhà rông, khu vườn tượng, khu trưng bày sản phẩm đặc trưng của người Jrai là hồ lô, thổ cẩm, rượu cần…

Cô Trịnh Thị Doan (tổ trưởng tổ Sử, Địa và Giáo dục công dân) của trường cho biết, với đặc thù các em học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trường đã tiến hành tập hợp những học sinh có năng khiếu điêu khắc, có hiểu biết về tượng nhà mồ Jrai để thành lập nhóm điêu khắc. Sau đó phân công các thành viên trong nhóm tiến hành đi thực tế một số làng trong địa bàn xã Ia Sao, Ia Yok… để khảo sát, thu thập thông tin về nghề thuật điều khắc gỗ nói chung và điêu khắc tượng nhà mồ nói riêng để làm tư liệu.

Một số tác phẩm điêu khắc do các em học sinh trường THPT Phạm Văn Đồng thể hiện.

Một số tác phẩm điêu khắc do các em học sinh trường THPT Phạm Văn Đồng thể hiện.

Thông qua các giờ học lý thuyết kết hợp với hình thức học tập trải nghiệm ngoài không gian lớp học. Các em tăng cường khả năng học tập qua làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng thực hành, gắn học tập lý thuyết và thực tiễn... qua đó nhận thức của học sinh về nghệ thuật điêu khắc gỗ có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Cũng từ những trải nghiệm thực tế này, các em cũng đã tìm được những nguyên nhân làm cho loại hình nghệ thuật truyền thống này ngày càng bị mai một và có nguy cơ biến mất khỏi đời sống văn hoá của dân tộc mình là do thế hệ trẻ chưa có ý thức sâu sắc về cuội nguồn, về các giá trị truyền thống mà bao thế hệ người Jrai đã gìn giữ và phát triển. Đó cũng chính là động lực để các em bắt tay vào quá trình trải nghiệm, sáng tác để tạo ra những tác phẩm có tính kế thừa từ loại hình nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống của dân tộc mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Cũng theo cô Doan, việc xây dựng mô hình“Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Tây Nguyên” đã giúp các em học sinh tại trường THPT Phạm Văn Đồng hiểu rõ hơn về các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình cũng như cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. Qua đó góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo mà cha ông đã để lại ngay trên quê hương mình.

XQ
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Đảm bảo an toàn thực phẩm trong Tết Nguyên đán

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong Tết Nguyên đán

2 năm trước

Vào dịp Tết Nguyên Đán, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm,...
Tiếp nhận 41 suất học bổng du học Mỹ tại Cần Thơ

Tiếp nhận 41 suất học bổng du học Mỹ tại Cần Thơ

2 năm trước

Ngày 5/1, ông Dương Tấn Hiển, Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố, kiêm Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo TP Cần Thơ, cùng đại diện Sở Ngoại vụ, Thành Đoàn, đã dự buổi tiếp...
Ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em tại Hoà Bình

Ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em tại Hoà Bình

2 năm trước

Theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Hoà Bình, trong năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 28 vụ xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE), tập trung chủ yếu tại 2 huyện Đà Bắc và Tân Lạc. Hậu quả của...
Sáng tạo với 'Máy ấp trứng cá thát lát” của 2 nữ sinh tại Hậu Giang

Sáng tạo với "Máy ấp trứng cá thát lát” của 2 nữ sinh tại Hậu Giang

2 năm trước

Sản phẩm máy ấp trứng cá thát lát ứng dụng công nghệ cảm biến của hai học sinh Lê Thị Diệu An (lớp 9) và Trần Huỳnh Ý Vi (lớp 8), ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Him Lam, tỉnh Hậu...