THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 09:16

Giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc

11/10/2021 | 20:52
Đôi khi chúng ta đồng nhất trí tuệ của con người với trí tuệ lý trí mà quên mất rằng các xúc cảm cũng là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng để con người có thể thành công trong cuộc sống. Các nhà khoa học ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Nghệ thuật kiểm soát cảm xúc và định hướng cho nó một cách đúng đắn được gọi là “trí tuệ cảm xúc”.

Bạn biết gì về chỉ số IQ và EQ??

chi-so-eq-cq-aq-iq-la-gi

IQ là viết tắt tiếng anh của Intelligence Quotient, hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy, phản xạ, nhanh nhạy và ngược lại. 

Đối với người bình thường chỉ số IQ sẽ là từ 85 - 115. Một số trường hợp vượt trội sẽ có IQ cao hơn. Khi có IQ cao, người đó sẽ sở hữu một trí tuệ vô cùng tuyệt vời. Họ có thể giải quyết được những vấn đề hóc búa trong cuộc sống mà không phải ai cũng làm được. Vì vậy, những ai có chỉ số IQ cao rất dễ để thành công trong học tập và sự nghiệp. 

EQ là viết tắt của từ Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc. EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó. Người có EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân và mọi người. 

Theo các nhà tâm lý học, những người có EQ cao thường là những người có khả năng chịu được áp lực, bình tĩnh trước mọi tình huống. Họ còn là người giàu tình cảm, biết tiết chế cảm xúc của bản thân và dễ thông cảm với người khác. Họ cũng có cơ hội thành công trong xã hội hơn là trong trường học, nhờ có lối sống lành mạnh và suy nghĩ, quyết định đúng đắn.

Trí tuệ cảm xúc và trí tuệ thông minh là hai yếu tố quan trọng và cần thiết đối với một con người. Theo các chuyên gia, để trở thành một người thành công thực sự, chúng ta cần đến 80% EQ và 20% của IQ. Chỉ số IQ cao sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình tư duy, tính toán một cách chính xác. Và chỉ số EQ cao giúp chúng ta bình tĩnh đưa ra những quyết định có tầm nhìn xa hơn, mang lại lợi ích chung. 

Theo nhà tâm lý học Daniel Goleman, trí thông minh hiển nhiên rất quan trọng. Song trí thông minh không thể đưa bạn vượt qua những thăng trầm trong cuộc sống, thắt chặt các mối quan hệ hay nắm bắt cơ hội trong công việc. Bên cạnh đó, cảm xúc có tác động rất mạnh mẽ. Nếu không được điều tiết một cách hài hòa, cảm xúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc và thành công của bạn.

Làm thế nào để phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ em?

Điều có thể giúp con người thành công hơn trong cuộc sống chính là năng lực mà ở đây chúng ta gọi là trí tuệ cảm xúc bao gồm: sự tự chủ, lòng nhiệt thành và kiên nhẫn cũng như khả năng và sự kích thích hành động. Người ta có thể giáo dục cho trẻ em những phẩm chất ấy và giúp chúng sử dụng tốt hơn tiềm năng trí tuệ do di truyền.

Cha mẹ hãy giúp trẻ:

Ý thức về bản thân: Tự quan sát và nhận biết xúc cảm; tự tìm một từ vựng để thể hiện chúng; nhận biết quan hệ giữa các ý nghĩ, các xúc cảm và phản ứng.

Đưa ra các quyết định: Xem xét hành động của mình và ý thức về những hậu quả của chúng; xác định xem một quyết định được đưa ra là do ý nghĩ hay tình cảm chi phối.

Chế ngự các xúc cảm: Theo dõi "tiếng nói nội tâm" để khám phá, từ bỏ yếu tố tiêu cực như tự chê bai; tìm cách vượt qua sự lo lắng và sợ hãi, giận dữ và buồn rầu. Với trẻ nhỏ, cha mẹ hãy giúp con bày tỏ cảm xúc và hỏi con tại sao lại có cảm xúc đó. Khuyến khích con bình tĩnh kể lại những điều đã làm bé bực bội. Khuyến khích con đi bộ loanh quanh mỗi khi bé cảm thấy tức giận và dành cho bé một không gian hay thời gian nhất định đủ để bé bình tĩnh trở lại. Hoặc gợi ý cho trẻ một vài cách để giải tỏa nỗi bực tức – ví như viết hay vẽ ra những điều bé đang cảm thấy.

Cha mẹ hãy trò chuyện với con để trẻ có cơ hội được bày tỏ cảm xúc. Ảnh: Thanh Huyền

Cha mẹ hãy trò chuyện với con để trẻ có cơ hội được bày tỏ cảm xúc. Ảnh: Thanh Huyền

Làm dịu những căng thẳng: Trẻ có thể làm dịu những căng thẳng bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc các liệu pháp thư giãn tinh thần như nghe một bản nhạc/ bài hát mà trẻ yêu thích, xem một bộ phim, đọc một mẩu truyện, đi dạo trong công viên... Điều quan trọng là con cần có suy nghĩ tích cực về vấn đề đang gặp phải.

Đồng cảm với người khác: Trẻ cần hiểu được tình cảm và sự lo lắng của người khác, đặt mình vào vị trí và quan điểm của người khác; đánh giá những sự khác nhau trong cách cảm nhận mọi sự việc của người khác.

Giao tiếp tích cực: Biết lắng nghe và đặt ra những câu hỏi đúng, phân biệt giữa lời nói và hành động, hay giữa những hành động của một người nào đó và phản ứng, phán xét có liên quan với những hành động ấy, đưa ra đánh giá cá nhân thay vì lên án.

Muốn con cơi mở với những người xung quanh, bản thân cha mẹ cũng cần phải cởi mở trò chuyện với con hàng ngày.

Muốn con cơi mở với những người xung quanh, bản thân cha mẹ cũng cần phải cởi mở trò chuyện với con hàng ngày.

Cởi mở với người khác: Quý trọng sự cởi mở và thiết lập sự tin cậy trong mối quan hệ với người khác; biết được lúc nào thích hợp để nói về những tình cảm cá nhân.

Chấp nhận bản thân: Cảm thấy tự hào và tự nhìn nhận bản thân theo cách tích cực, nhận biết những điểm mạnh và yếu, biết phát huy điểm mạnh và hạn chế tối đa điểm yếu của mình..

Sống có trách nhiệm: Dù làm bất cứ công việc gì, trẻ cũng cần phải là người có trách nhiệm, sẵn sàng chấp nhận hậu quả của những quyết định và hành động do bản thân gây ra, giữ các cam kết, lời hứa (chẳng hạn cam kết trong học tập).

Tự tin: Cho dù lo lắng hay xúc động, trẻ cần bình tĩnh, tự tin, giữa cho bản thân không giận dữ cũng không thụ động.

Hoạt động nhóm: Bạn cần dạy con cách hợp tác, biết phối hợp thể hiện khi làm việc nhóm.

Giải quyết các xung đột: Trung thực trong xung đột với những đứa trẻ khác, với bố mẹ và thầy cô giáo; học cách thương lượng và thoả thuận trong đó tất cả các bên đều thắng tức là phải tìm được cách giải quyết êm thấm, hữu nghị hòa bình cho cả hai bên.

Minh Thư
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Trẻ em nên bắt đầu làm việc nhà từ khi nào?

Trẻ em nên bắt đầu làm việc nhà từ khi nào?

2 năm trước

Cho con làm việc nhà sớm là một trong những hình thức giáo dục con cái được đánh giá cao hiện nay. Một số cha mẹ nghĩ rằng con mình còn quá nhỏ để làm việc nhà. Tuy nhiên các nhà nghiên...
Bí quyết giúp con phát triển toàn diện

Bí quyết giúp con phát triển toàn diện

2 năm trước

Nuôi dạy trẻ khỏe mạnh về thể chất, sáng suốt về tinh thần, lạc quan trong cảm xúc, tự tin trong giao tiếp,… là những vấn đề luôn được gia đình cũng như toàn xã hội quan tâm. Cách...
Chăm sóc thay thế tại cộng đồng: Giải pháp tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Chăm sóc thay thế tại cộng đồng: Giải pháp tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ

2 năm trước

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM chia sẻ con số đầy xót xa: khoảng 1.500 trẻ em mồ côi vì Covid-19 ở TP.HCM. Lãnh đạo Sở này cũng lưu ý, đây chưa phải là con số cuối cùng bởi vì diễn biến dịch...
Du lịch trải nghiệm giúp trẻ em phát triển toàn diện

Du lịch trải nghiệm giúp trẻ em phát triển toàn diện

2 năm trước

“Du lịch giáo dục” hay “du lịch trải nghiệm” là khái niệm khá mới ở nước ta nhưng ngày càng trở nên phổ biến. Khi kết hợp du lịch với giáo dục, chuyến đi không đơn thuần mang...
Thừa cân, béo phì ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện trẻ em

Thừa cân, béo phì ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện trẻ em

2 năm trước

Tình trạng thừa cân, béo phì kéo dài ở trẻ em sẽ gây rối loạn chức năng trong cơ thể diễn tiến thành bệnh. Thừa cân, béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao,...