THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 08:59

Hà Nội: Dịch tay chân miệng vượt mốc 1.000 ca

14/07/2022 | 08:59
Hà Nội vẫn đang trong giai đoạn cao điểm của dịch tay chân miệng với tổng số hơn 1.000 ca mắc.
Các bác sĩ viện E chăm sóc cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

Các bác sĩ viện E chăm sóc cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

Theo số liệu của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, số ca tay chân miệng ghi nhận tại Hà Nội từ đầu năm 2022 đến nay đã vượt mốc 1.000 ca. Cụ thể, tính đến 7/7, số ca tay chân miệng cộng dồn của Thủ đô là 1.028 ca (so với cùng kỳ năm 2021 con số này đã tăng hơn 5 lần). Mặc dù có ca nặng phải thở máy nhưng chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Từ đầu năm đến nay, tất cả các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đều ghi nhận bệnh nhân tay chân miệng. Chương Mỹ, Đông Anh, Mê Linh hiện là 3 địa bàn đứng đầu về dịch bệnh này, với số ca bệnh ghi nhận trong năm nay lần lượt là 137 ca, 106 ca, 96 ca.

Theo nhận định của ngành y tế Hà Nội, dự báo số ca mắc tay chân miệng có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang vào cao điểm mùa dịch.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, mỗi ngày tiếp nhận 3 - 4 bệnh nhi tay chân miệng phải nhập viện điều trị. Đáng chú ý, giai đoạn cao điểm, có những ngày Khoa phải tiếp nhận đến 7 - 8 bệnh nhi mắc tay chân miệng.

Các bệnh nhi phải nhập viện đều là trường hợp khi khám sàng lọc tại phòng khám có yếu tố chỉ định nhập viện như: sốt cao liên tục khó hạ, có biểu hiện giật mình… Các trường hợp này phải nhập viện để theo dõi biến chứng của bệnh. Đáng chú ý, có trường hợp bệnh nhi mắc tay chân miệng độ 4. Đây là mức độ rất nghiêm trọng đe dọa tính mạng, phải can thiệp thở máy.

Với tay chân miệng, hầu hết các trường hợp mắc ở độ 1, tức là không cần phải nhập viện. Bệnh nhi có thể chỉ bị nổi phỏng nước thông thường kèm theo loét họng, sốt nhẹ, một vài ngày đầu bỏ ăn nhưng sau đó sẽ ổn định. Bệnh thường khỏi sau 7 - 10 ngày. Những trường hợp nhập viện có chẩn đoán từ phân độ 2a trở lên. Do đó, số bệnh nhi đến thăm khám vì tay chân miệng lớn hơn số nhập viện gấp nhiều lần.

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, việc mở cửa trường học, nhà trẻ trở lại, cũng như sự tăng cường tiếp xúc sau khi Covid-19 đã tạo điều kiện cho dịch tay chân miệng lây lan mạnh. Bộ Y tế dự báo dịch tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây.

Để hạn chế thấp nhất số mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh thành chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh.

Bên cạnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và cúm A cũng đang diễn biến phức tạp trong bối cảnh Covid-19 âm thầm leo thang. Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại "dịch chồng dịch" sẽ gây áp lực lên hệ thống y tế.

XQ
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Cấp cứu bé gái bị dị vật xuyên ống tai

Cấp cứu bé gái bị dị vật xuyên ống tai

1 năm trước

Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ vừa tiếp nhận và cứu chữa cho bé gái bị dị vật xuyên ống tai gây tổn thương tai giữa.
Người Việt đã biết quan tâm đến sức khỏe tinh thần dù tỷ lệ này vẫn cần được cải thiện thêm

Người Việt đã biết quan tâm đến sức khỏe tinh thần dù tỷ lệ này vẫn cần được cải thiện thêm

1 năm trước

Đây chính là thông điệp được TS Nguyễn Thị Mai Hương - giảng viên khoa Công tác xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và BS Trịnh Thị Vân Anh - Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia...
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng

1 năm trước

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng và ghi nhận thêm 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới.
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc hóa chất ở trẻ em

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc hóa chất ở trẻ em

1 năm trước

Thời gian vừa qua, liên tiếp xảy ra nhiều vụ trẻ em bị ngộ độc các loại hóa chất tại gia đình. Trong đó, đa số các trường hợp này đều xuất phát từ thói quen tái sử dụng vỏ chai...