THỨ BA, NGÀY 21 THÁNG 05 NĂM 2024 05:10

Hà Nội: Gia tăng số ca mắc tay chân miệng

06/10/2023 | 07:43
Trong 2 tuần gần đây, số ca mắc tay chân miệng tại thành phố Hà Nội đã tăng gấp đôi với khoảng 140 ca/tuần. Dự báo, trong thời gian tới, số ca mắc tay chân miệng có thể tiếp tục tăng.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2023, trung bình mỗi tuần, trên địa bàn thành phố ghi nhận 70-75 ca mắc tay chân miệng. Tuy nhiên, trong 2 tuần gần đây, số ca mắc đã tăng gấp đôi với khoảng 140 ca/tuần.

Riêng trong tuần (từ ngày 22 đến 29/9), thành phố có 141 ca mắc tay chân miệng và 3 ổ dịch (gồm 2 ổ dịch tại Ba Vì và 1 ổ dịch tại Sóc Sơn). Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần qua là Sóc Sơn (24 ca), Hoàng Mai (17 ca), Mê Linh (14 ca), Nam Từ Liêm (13 ca), Đông Anh (10 ca), Đống Đa (8 ca), Thanh Xuân (8 ca).

Trong 2 tuần gần đây, số ca mắc tay chân miệng tại thành phố Hà Nội khoảng 140 ca/tuần. Ảnh minh họa

Trong 2 tuần gần đây, số ca mắc tay chân miệng tại thành phố Hà Nội khoảng 140 ca/tuần. Ảnh minh họa

Như vậy, trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 1.798 ca mắc tay chân miệng (tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2022) nhưng chưa ghi nhận ca tử vong. Ngoài ra, thành phố cũng ghi nhận 43 ổ dịch tay chân miệng trong 9 tháng và còn 3 ổ dịch đang hoạt động.

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, trong tuần qua, số mắc tay chân miệng đã tăng so với các tuần trước, tuy nhiên hầu hết là ca tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp. Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường kết hợp với việc học sinh quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ hè sẽ khiến số ca tay chân miệng có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus type 71. Trong đó, Enterovirus type 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có đến 90% là ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi.

HG
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

6 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Giáo dục giới tính cần thực hiện sớm trong nhà trường

Giáo dục giới tính cần thực hiện sớm trong nhà trường

7 tháng trước

Những năm gần đây, tỉ lệ nạo, phá thai ở trẻ vị thành niên gia tăng. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng này là 15,7 tuổi và nhỏ nhất là 12 tuổi. Thực trạng đáng báo động này cho...
Triển khai Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2

Triển khai Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2

7 tháng trước

Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam (gọi tắt là YHP Vietnam) giai đoạn 2 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo, AstraZeneca và Tổ chức Plan International Việt Nam chính thức khởi...
WHO khuyến nghị sử dụng loại vaccine thứ hai để phòng sốt rét

WHO khuyến nghị sử dụng loại vaccine thứ hai để phòng sốt rét

7 tháng trước

Ngày 2/10, các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên cấp phép sử dụng một loại vaccine thứ hai phòng sốt rét nhằm giảm số ca mắc căn bệnh nguy hiểm do muỗi truyền này.
Cha mẹ sống luộm thuộm có thể sẽ 'nuôi' ra những đứa con thế này

Cha mẹ sống luộm thuộm có thể sẽ "nuôi" ra những đứa con thế này

7 tháng trước

Các nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa việc cha mẹ không sạch sẽ, ngăn nắp và sự phát triển của trẻ.