THỨ SÁU, NGÀY 17 THÁNG 05 NĂM 2024 09:48

Hà Nội làm tốt công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ

20/11/2018 | 09:58
 
Tủ sách chăm sóc sức khỏe của Nhà tạm lánh TP. Hà Nội.
                
Nhiều phụ nữ nắm giữ cương vị quan trọng trong xã hội
 
TP. Hà Nội sau 6 năm nỗ lực thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐG, công tác BĐG và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Đạt được kết quả đó, nhiều năm qua, thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐG. Nhận thức và trách nhiệm của các cấp về công tác BĐG và vì sự tiến bộ phụ nữ được nâng lên. Các chỉ tiêu thuộc Chiến lược quốc gia về BĐG được thực hiện có hiệu quả. Việc lồng ghép vấn đề BĐG trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình luôn được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm, tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động. Một trong những minh chứng rõ nét là ngày càng có nhiều phụ nữ nắm giữ cương vị quan trọng trong xã hội, nắm giữ vai trò lãnh đạo các cấp, từ thành phố đến cơ sở và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, toàn thành phố đã điều động, đề bạt, giới thiệu ứng cử hàng trăm cán bộ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, chủ chốt trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội; luân chuyển nhiều cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý…
 
Nhìn chung, việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về BĐG ở Hà Nội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó nhiều lĩnh vực như: lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục đã vượt so với kế hoạch. Trong lĩnh vực lao động, tạo việc làm, lao động nữ được giới thiệu tạo việc làm chiếm tỷ lệ cao. Các quận, huyện có tỷ lệ phụ nữ được đào tạo nghề cao như: Tây Hồ, Đan Phượng, Nam Từ Liêm, Ba Đình, Sóc Sơn, Hà Đông, Quốc Oai… Các cấp Hội Phụ nữ đã giúp hàng nghìn hộ thoát nghèo và có cuộc sống ổn định. Hiện nay, toàn thành phố có 26 câu lạc bộ doanh nghiệp nữ cấp thành phố và quận, huyện; 63 câu lạc bộ cấp cơ sở. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng được nâng cao, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của phụ nữ, nam giới và trẻ em. Các trạm y tế tuyến xã và bệnh viện tuyến huyện được đầu tư, nâng cấp, xây mới, tạo điều kiện cho người dân, trong đó có nữ giới được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về BĐG và phòng, chống bạo lực gia đình được các cấp, ngành, địa phương tuyên truyền dưới nhiều hình thức, cách tiếp nhận của người dân cũng dễ dàng và hiệu quả hơn; các vụ bạo lực gia đình giảm…
 
Tuy nhiên, công tác BĐG ở Hà Nội cũng còn gặp một số khó khăn như: Trình độ, năng lực của một bộ phận lao động nữ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Một số cấp ủy Đảng, các cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến công tác cán bộ nữ; tỷ lệ cán bộ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp. Việc thực hiện lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu giới vào chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của địa phương, đơn vị còn chưa được chú trọng. Đặc biệt, kinh phí đầu tư cho công tác BĐG ở nhiều đơn vị chưa được quan tâm, đầu tư. Cán bộ làm công tác BĐG các cấp còn kiêm nhiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và thường xuyên biến động, vì vậy chất lượng tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BĐG tại cơ sở còn hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở…
                                                                                                            
 
BĐG là nền tảng của sự công bằng, tôn trọng lẫn nhau giữa nam giới và phụ nữ trong gia đình. Ảnh minh họa (Internet)
 
Tăng cường sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ
 
Để làm tốt hơn nữa công tác BĐG, thời gian tới, TP. Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về BĐG; xây dựng những giải pháp chiến lược để nâng cao chất lượng cán bộ nữ; bảo đảm BĐG trong gia đình và trong việc tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; tăng cường đầu tư kinh phí cho các hoạt động BĐG ở các cấp, các ngành… Nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực thông qua tăng cường sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ; thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ; lồng ghép cơ chế, chính sách cụ thể về độ tuổi trong quy hoạch đào tạo, bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ. Các cấp, các ngành cần nâng cao trách nhiệm trong chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ, đảm bảo tỷ lệ nữ lãnh đạo quản lý theo quy định; Gắn quy hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đề bạt cán bộ nữ đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài; Có tiêu chí đánh giá việc thực hiện các nội dung này trong bình xét xếp loại thi đua, xét khen thưởng của tập thể và người đứng đầu. Đồng thời, xây dựng kế hoạch đào tạo và triển khai thực hiện việc đào tạo của ngành, đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ được cử đi đào tạo, nhất là cán bộ nữ lãnh đạo quản lý để nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt, với hình thức phù hợp, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, tạo nguồn cán bộ nữ lãnh đạo quản lý trong thời gian tới. Đảm bảo các phòng, ban của mỗi cơ quan cấp thành phố, cấp huyện hầu hết có nữ là lãnh đạo, quản lý làm nguồn cho lãnh đạo nữ ở cấp sở, ngành, huyện tham gia cấp ủy; Tăng cường công tác bồi dưỡng phát triển đảng viên nữ; Mạnh dạn giao việc, có kế hoạch phân công công tác nhằm tạo điều kiện đê đảng viên nữ được rèn luyện, có cơ hội thể hiện khả năng, qua đó lựa chọn đào tạo, tạo nguồn; Tiếp tục hoàn thiện các chính sách cụ thể, nhằm tăng cường công tác cán bộ nữ trong tổng thể chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố trong thời kỳ mới…

PV/TC GĐ&TE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

6 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...