THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 09:38

Hỗ trợ trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do ảnh hưởng của dịch Covid-19

09/10/2021 | 15:07
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, tính đến hết ngày 8/10, cả nước có 2.093 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, có 1.970 trẻ mất cha hoặc mẹ.

Thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã tham mưu Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em, phụ nữ mang thai. Bộ LĐ-TB&XH cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ trẻ em mồ côi do Covid-19, trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19.

Các em rơi vào cảnh mồ côi do Covid-19.

Các em rơi vào cảnh mồ côi do Covid-19.

Đến nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ LĐ-TB&XH) đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,26 tỷ đồng cho 1.427 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do Covid-19 (mức 5 triệu đồng/trẻ em) và 128 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19 (mức một triệu đồng/trẻ em).

Triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23, các cơ quan chức năng đã hỗ trợ bổ sung với tổng kinh phí trên 105,1 tỷ đồng tới 4.765 người lao động mang thai và 100.415 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động.

Đồng thời, 533.920 đối tượng F0, F1 đã được hỗ trợ tiền ăn với tổng kinh phí gần 295 tỷ đồng và 14.330 trẻ em là đối tượng F0, F1 được hỗ trợ bổ sung với mức 01 triệu đồng/trẻ em.

Ngoài ra, nhiều địa phương đã quyết định sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ tiền ăn trong thời gian điều trị hoặc cách ly tập trung với nhóm đối tượng F0, F1.

Trước đó, liên quan tới công tác chăm sóc trẻ mồ côi do Covid-19, đại diện Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, dịch Covid-19 đã khiến toàn dân khó khăn và trẻ em còn là đối tượng chịu tác động tiêu cực từ nhiều góc độ. Trẻ mồ côi không chỉ gặp những khó khăn trước mắt mà còn cả về lâu dài vì thiếu hụt sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ.

Về góc độ tiếp cận quyền trẻ em, trẻ em được chăm sóc tốt nhất là ở môi trường gia đình bởi chính cha mẹ, người thân thích. Quyền rất đặc thù của trẻ em (khác với người trưởng thành) là được sống trong môi trường gia đình và các con chỉ phát triển tốt nhất, hài hòa nhất trong môi trường gia đình, bởi chính cha mẹ và người thân thích, ruột thịt của mình…

Trong trường hợp trẻ em mất đi môi trường gia đình (mất cả cha, mẹ) hoặc không thể sống với cha mẹ, thì cần cho các em một gia đình khác thay thế để các em được chăm sóc bởi người thân thích còn lại của các em, hoặc một gia đình nhận chăm sóc các em.

Giải pháp đưa các em đến với môi trường chăm sóc tập trung như cơ sở bảo trợ xã hội, trường nội trú... chỉ là giải pháp cuối cùng khi không thể tìm cho các em một môi trường gia đình.

Khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như Ủy ban LHQ về quyền trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), các tổ chức quốc tế hoạt động vì quyền trẻ em đều nhấn mạnh việc chăm sóc trẻ em tập trung chỉ là biện pháp cuối cùng khi không thể có biện pháp nào khác .

Trước đây, trong lịch sử chăm sóc trẻ em tại các cơ sở tập trung rất được khuyến khích. Nhưng giờ đây, nhiều quốc gia cam kết sẽ giảm hình thức chăm sóc tập trung và chuyển trẻ em từ các cơ sở chăm sóc tập trung về môi trường gia đình.

Chính sách trợ giúp xã hội cũng hướng tới mục tiêu khuyến khích cho trẻ em được ở lại môi trường gia đình hoặc quay trở lại với gia đình, người thân để các em có tuổi thơ đầm ấm. Tất cả những việc hỗ trợ cho các em mồ côi của cá nhân, doanh nghiệp, xã hội phải làm sao cho các em có được  môi trường gia đình để trưởng thành, lớn lên không bị thiếu vắng tuổi thơ. Trẻ em tuổi càng nhỏ, càng cần gắn kết với gia đình hoặc được chăm sóc bằng môi trường gia định.

Theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP, mỗi trẻ mồ côi cả cha và mẹ dưới 4 tuổi sẽ được nhận trợ cấp hơn 900.000 đồng/tháng; những em hơn 4 tuổi trở lên được trợ cấp 540.000 đồng/tháng.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã ký Quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng/người cho các trẻ em mồ côi cả cha, cả mẹ hoặc mồ côi bố hoặc mẹ nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn. Số tiền này được lấy từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.

TP HCM và các địa phương khác đang lập danh sách các em mồ côi do Covid-19 cần được hỗ trợ. Bên cạnh đó, tất cả sự trợ giúp của xã hội đều rất đáng được hoan nghênh nhưng cần có vai trò điều phối, sắp xếp của chính quyền cơ sở để mọi hỗ trợ không trùng lặp, không rơi vào tình trạng nước chảy chỗ trũng, em nhiều em ít.

Đặc biệt là nhanh chóng phải giúp các em tiếp xúc được với các chuyên gia, người am hiểu về tâm lý để hỗ trợ các em sớm ổn định tâm lý, giảm tối đa các sang chấn trước cú sốc lớn đầu đời.

K.VÂN
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
'Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc' 2021 đến với trẻ em mồ côi TP HCM

"Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc" 2021 đến với trẻ em mồ côi TP HCM

2 năm trước

Chung tay cùng cộng đồng chia sẻ những khó khăn, mất mát với trẻ mồ côi do Covid-19, Báo Phụ nữ Việt Nam vừa trích Quỹ Mottainai "Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc" trao 75 suất quà (2 triệu...
Phối hợp để cùng thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em

Phối hợp để cùng thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em

2 năm trước

Trung ương Đoàn và Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam vừa ký thỏa thuận triển khai chương trình Thúc đẩy quyền trẻ em và quyền thanh niên tại Việt Nam giai đoạn 2021-2026.
Đừng để điện thoại thông minh cản trở sự phát triển toàn diện trẻ em

Đừng để điện thoại thông minh cản trở sự phát triển toàn diện trẻ em

2 năm trước

Điện thoại thông minh cùng những ứng dụng đi kèm, đặc biệt là mạng xã hội, đã tạo ra cuộc cách mạng về giao tiếp, thậm chí cả quá trình làm việc, giải trí của con người. Tuy nhiên,...
Vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em - Vấn đề cấp bách toàn cầu

Vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em - Vấn đề cấp bách toàn cầu

2 năm trước

Trẻ em đang là đối tượng chịu nhiều rủi ro vì chưa thể tiếp cận vaccine ngừa Covid-19. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến giáo dục, sức khỏe tâm thần và tương lai của thế hệ...
Đại dịch Covid-19 và chứng rối loạn tâm thần ở trẻ em

Đại dịch Covid-19 và chứng rối loạn tâm thần ở trẻ em

2 năm trước

Báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới 2021 của UNICEF cho thấy, đại dịch Covid-19 đã gây ra những lo ngại đáng kể đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên cũng như các bậc...