THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 07:26

Học sinh, sinh viên và các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, thiết thực

14/04/2023 | 07:25
Để bắt tay vào một dự án khởi nghiệp, học sinh, sinh viên (HS, SV) cần trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng, từ cách xây dựng sản phẩm, kêu gọi vốn, marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng, chia cổ phần và hưởng lợi nhuận... Để đưa được một dự án khởi nghiệp từ trang giấy đến với đời thực phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng chính điều này giúp các em vững bước vào đời và có cơ hội trở thành những doanh nhân thành đạt trong tương lai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu, đoàn viên, thanh niên tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia HS, SV năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu, đoàn viên, thanh niên tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia HS, SV năm 2023.

Cuộc thi thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của HS, SV

Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ V nằm trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia HS, SV lần thứ V năm 2023 (SV-Startup) được Bộ GD&ÐT phát động từ tháng 11/2022 với đối tượng là các HS, SV trong độ tuổi từ 12 - 24 đang học tại các trường THCS, THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước.

Sau 4 lần tổ chức, SV-Startup đã thu hút hơn 20.000 HS, SV tham dự với hơn 2.500 ý tưởng, dự án khởi nghiệp. 70% các dự án đã có sản phẩm và 30% dự án là ý tưởng hoặc sản phẩm đang ở mức sản xuất thử.

SV-Startup được tổ chức với mục đích tiếp tục thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của HS, SV; tuyển chọn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp có tính khả thi cao và kết nối các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nhằm thúc đẩy phát triển khởi nghiệp trong HS, SV.

Năm 2023, Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” được chia theo 5 lĩnh vực: Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính; Y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; Kinh doanh tạo tác động xã hội. Ban tổ chức đã nhận được 508 bài tham dự. Tất cả các dự án đều thể hiện được tính mới mẻ và sáng tạo. Các bài trình bày đã thể hiện được tính chuyên nghiệp, nhiều dự án được thương mại hóa từ các kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên. Sau khi kết thúc Vòng bán kết, Ban giám khảo đã lựa chọn được 50 dự án của khối sinh viên và 30 dự án của khối học sinh phổ thông vào Vòng chung kết.

Tại lễ bế mạc chiều ngày 26/3 vừa qua ở TP. Huế, Ban tổ chức đã trao 5 giải Nhất dành cho khối HS, 5 giải Nhất dành cho khối SV; 10 giải Nhì khối HS, 10 giải Nhì khối SV; 15 giải Ba khối HS, 15 giải Ba khối SV. Ngoài ra, 20 giải Khuyến khích và các giải thưởng phụ, gồm: 2 giải Bình chọn và 2 giải Gian hàng cũng được công bố.

Hoạt động khởi nghiệp ngày càng được chú trọng trong trường học

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết: Tỉ lệ các cơ sở giáo dục đại học đưa hoạt động khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn tăng từ 30% vào cuối năm 2020 lên 48% vào cuối năm 2022 với tối thiểu 1 tín chỉ/môn học. 75% cơ sở đào tạo đã tổ chức được các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho sinh viên thông qua các lớp kỹ năng khởi nghiệp.

100% các cơ sở đào tạo đã xây dựng các chương trình truyền cảm hứng khởi nghiệp cho SV thông qua các diễn đàn, tuần sinh hoạt công dân đầu khóa; hình thành mạng lưới 200 cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo trong cả nước.

Đến nay, có 60% các cơ sở đào tạo đã thành lập được các câu lạc bộ khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh của mình, 90 cơ sở đào tạo đã bố trí được các không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp dành cho HS, SV; 45 cơ sở đào tạo đã thành lập các trung tâm hỗ trợ SV khởi nghiệp, trong đó có 10 trung tâm thực hiện việc ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp của SV.

Những ý tưởng sáng tạo, thiết thực

Không chỉ Ban giám khảo, Ban tổ chức mà các vị khách mời tham dự SV-Startup 2023 đều vô cùng ấn tượng về một số ý tưởng và dự án khởi nghiệp của các em HS, SV. Có thể kể tới nhóm 3 em HS Trường THPT Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên - Huế với dự án “Vật liệu gốm nhẹ không nung từ nguồn phế phẩm vỏ hàu và trấu” đoạt giải Nhất Cuộc thi trong lĩnh vực Công nghiệp, chế tạo sản phẩm. Các thành viên Dự án muốn tận dụng tiềm năng của nguồn phế phẩm vỏ hàu và trấu, kết hợp của Xenlulozo trong trấu và Canxicacbonat có trong vỏ hàu để tạo nên các sản phẩm phục vụ cho nền du lịch xanh, bảo vệ môi trường và đáp ứng xu hướng tiêu dùng. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, dễ dàng phân hủy và không gây hại đến môi trường, khắc phục được nhược điểm về tính chống thấm, độ bền uốn, độ bền kéo của những sản phẩm gốm không nung trên thị trường.

“Ðể làm ra sản phẩm tốt nhất, nhóm đã sử dụng khoảng 300kg vỏ hàu. Trong quá trình thực hiện, chúng em phải ngồi lì tại phòng thí nghiệm của nhà trường để kịp tiến độ. Ðó là chuỗi ngày rời nhà vào lúc 6 giờ sáng và về nhà lúc nửa đêm. Sự động viên kịp thời của thầy cô, gia đình, bạn bè chính là động lực để chúng em luôn cố gắng hoàn thành tốt sản phẩm” - Võ Nguyễn Thúy Hà, Trưởng nhóm chia sẻ.

Dự án “Thiết kế mô hình ảo Thành cổ Quảng Trị phục vụ giáo dục và du lịch” đến từ nhóm 5 em HS Trường THPT Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị cũng hết sức thú vị. Dự án đoạt giải Nhất lĩnh vực Giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính. Ý tưởng tái hiện di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của tỉnh Quảng Trị bắt nguồn từ Thái Việt Ý - trưởng nhóm khi em nhận thấy vào dịp tháng 7 hàng năm, nhiều cựu chiến binh muốn trở lại thăm Thành cổ nhưng tuổi cao sức yếu, gặp khó khăn trong đi lại.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh trao thưởng cho những dự án đoạt giải Nhất.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh trao thưởng cho những dự án đoạt giải Nhất.

Dự án là mô hình ảo tái hiện lại di tích Thành cổ Quảng Trị trên môi trường 3D và công nghệ thực tế ảo VR, tích hợp chế độ xem toàn cảnh, bản đồ mini, định vị, thuyết minh… mang lại cho người dùng trải nghiệm đa chiều, sát với thực tế nhất mà không cần phải đặt chân đến di tích.

Sản phẩm được sử dụng dưới dạng phần mềm cài đặt vào máy vi tính hoặc các thiết bị khác; có thể ứng dụng trong dạy học Lịch sử, Giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm của chương trình giáo dục phổ thông mới; hỗ trợ quảng bá, phát triển du lịch cho địa phương; tạo tiền đề thiết kế các sản phẩm tương tự phục vụ cho giáo dục, du lịch, góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số.

Ngoài ra, còn nhiều ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo và thiết thực được Ban tổ chức đánh giá cao như: Dự án “Sywalk - sản phẩm hỗ trợ người cao tuổi và người yếu thế” đoạt giải Nhất lĩnh vực Y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp, của HS Trường THCS Thanh Xuân; Dự án Eco-house - giải pháp nền nông nghiệp xanh đoạt giải Nhất lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp của Trường Ðại học Công nghiệp TP.HCM; Dự án AutoAntenna - Giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong theo dõi, cảnh báo sớm tình trạng cột antenna tại các trạm thu phát tín hiệu viễn thông đoạt giải Nhất lĩnh vực Công nghiệp, chế tạo sản phẩm) của Ðại học Bách khoa Hà Nội…

Khánh Linh
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Quảng Ngãi trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích cho trẻ em

Quảng Ngãi trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích cho trẻ em

1 năm trước

Sáng 10/4, tại TP. Quảng Ngãi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi Diên Hồng tổ chức chương trình Tập huấn kỹ năng phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích cho thanh thiếu nhi - Năm...
Vinamilk cùng VTV thực hiện chương trình đặc biệt “Việt Nam vui khỏe”

Vinamilk cùng VTV thực hiện chương trình đặc biệt “Việt Nam vui khỏe”

1 năm trước

Vinamilk cùng VTV lan tỏa thông điệp về cuộc sống vui khỏe qua một chương trình đặc biệt được lên sóng VTV1 vào 20h05 mỗi ngày từ ngày 10/4/2023 mang tên Việt Nam Vui Khỏe. Với mục tiêu...
Lương giáo viên tăng 20,8% từ ngày 1/7/2023

Lương giáo viên tăng 20,8% từ ngày 1/7/2023

1 năm trước

Từ ngày 1/7/2023, tiền lương giáo viên các cấp sẽ được điều chỉnh tăng theo mức lương cơ sở mới.