THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 04:11

Khi trẻ sống trong ô nhiễm tiếng ồn

26/02/2023 | 12:16
Rất nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại của người lớn nhưng lại có thể dẫn đến suy giảm thính lực, thậm chí là mất thính lực vĩnh viễn ở trẻ em...
Ô nhiễm tiếng ồn đang trở thành vấn nạn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là thính lực của trẻ.

Ô nhiễm tiếng ồn đang trở thành vấn nạn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là thính lực của trẻ.

Trẻ em đang tiếp xúc với quá nhiều tiếng ồn

Hiện nay, ô nhiễm tiếng ồn ở các đô thị đang trở thành vấn nạn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khoẻ và suy giảm thính lực của mọi người, đặc biệt là ở nhóm trẻ em. Những yếu tố gây ra tình trạng này có thể đến từ môi trường sống như tiếng động cơ, còi xe, máy khoan… hoặc trẻ tiếp xúc, vui chơi gần nơi có những âm thanh lớn mà không dùng biện pháp bảo vệ tai. Nhiều gia đình khi phát hiện con có những biểu hiện như hay nói to, chậm hiểu… đưa đi khám thì mới biết trẻ bị suy giảm thính lực do tiếng ồn.

Trường hợp của gia đình anh Thanh (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một ví dụ.

Sau khi chuyển về sống tại một khu chung cư cao cấp, có phòng cách âm thì hầu như tối nào anh chị và con gái 4 tuổi cũng hát karaoke. Dù bé vẫn còn nói ngọng, nhưng đã biết cầm mic hát những bài như “Con cò bé bé” hay “Baby shark”… khiến anh chị vô cùng thích thú. Nhưng thời gian gần đây, bé có biểu hiện tiếp nhận thông tin chậm nên anh chị cho con đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương và được chuẩn đoán bị giảm thính lực do thường xuyên tiếp xúc với âm thanh lớn.

Liên quan đến vấn đề này, nhiều gia đình có trẻ nhỏ trên địa bàn TP. Hà Nội cũng bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng ô nhiễm tiếng ồn hiện nay có thể gây ra những tác động xấu đến thính giác của trẻ em.

Bà Nguyễn Bích Vân ở quận Đống Đa cho biết, nhà gần công viên Thống Nhất nhưng chỉ có buổi trưa mới đưa hai cháu (một bé 4 tuổi, một bé 7 tháng tuổi) vào chơi, còn buổi sáng và chiều thì không dám vào vì sợ tiếng nhạc ầm ĩ từ các nhóm tập thể dục, khiêu vũ ảnh hưởng đến các cháu. “Công viên mà chỗ nào cũng ầm ĩ thế này thì mấy bà cháu tôi ở nhà cho an toàn!” - bà Vân than phiền.

Trong khi đó, chị Đỗ Nguyệt Minh ở quận Hai Bà Trưng lại bày tỏ sự lo ngại mỗi khi con gái chị tham gia, biểu diễn tại những chương trình, sự kiện dành cho trẻ em. “Mặc dù là sự kiện dành cho trẻ em, nhưng hệ thống âm thanh bật to đến mức ngồi ở dưới sân khấu mà tim tôi cứ đập thình thịch, tai thì ù ù rất khó chịu. Người lớn còn thế này không biết các cháu nhỏ ở xung quanh sẽ cảm thấy như thế nào?”.

Chị Minh cho biết, đã vài lần chị góp ý với ban tổ chức nhưng không nhận được sự quan tâm thoả đáng, vì vậy chị thường dặn con nhét ít bông vào tai mỗi khi biểu diễn. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng đến việc giao tiếp của các cháu trên sân khấu nên chị đang cân nhắc việc cho con dừng tham gia những sự kiện như vậy để tránh những ảnh hưởng không tốt đến thính lực…

Cũng theo chị Minh, trẻ em thường được cha mẹ cẩn thận đeo khẩu trang, đội mũ khi ra đường, rửa tay, vệ sinh sạch sẽ khi ăn uống, nhưng lại ít được chú ý bảo vệ đôi tai trước những âm thanh quá lớn ở các rạp chiếu phim, nhà hát… và thậm chí cả trong môi trường học đường.

Trẻ sống trong môi trường có tiếng ồn quá lớn không chỉ bị ảnh hưởng đến khả năng nghe, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển về ngôn ngữ, tư duy, kết quả học tập.

Trẻ sống trong môi trường có tiếng ồn quá lớn không chỉ bị ảnh hưởng đến khả năng nghe, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển về ngôn ngữ, tư duy, kết quả học tập.

Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

Theo quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường, tiếng ồn tại các cơ quan, công sở, nơi làm việc không được vượt quá 55 decibel (dB).

Tuy nhiên, một nghiên cứu khảo sát của các nhà khoa học Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây cho thấy, 100% các trường ở nội thành bị ảnh hưởng ô nhiễm tiếng ồn từ 55 - 85 dB. Trong đó, trên 50% số trường có mức ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng, ở mức trên 85 dB.

Qua khảo sát ở một số trường có cường độ tiếng ồn từ 75 dB trở lên cho thấy, tỷ lệ học sinh có mức độ lo âu vừa và nặng lên tới 70,2%, độ trầm cảm vừa và nặng lên tới 60,9%; mức độ căng thẳng (stress) vừa và nặng chiếm 55%.

Theo đánh giá của PGS.TS.BS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế), ô nhiễm môi trường rất nguy hại nhưng lại ít được quan tâm so với các loại ô nhiễm khác. Ngoài ảnh hưởng đến cơ quan thính giác (gây ù tai, làm giảm sức nghe, điếc), ô nhiễm tiếng ồn còn gây ra chứng mất ngủ, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, suy giảm nhận thức ở trẻ em…

Bác sĩ Lê Công Định, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ: Trung bình một ngày khoa tiếp nhận 500 - 600 bệnh nhân đến khám, trong đó, vấn đề thường gặp là về khả năng nghe kém (15 - 20%). Đối với trẻ nhỏ, việc phải sống trong môi trường có tiếng ồn quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển về ngôn ngữ, tư duy, kết quả học tập.

Mặc dù đã có các quy định, chế tài xử lý các vi phạm liên quan đến tiếng ồn với mức phạt cao nhất lên đến hàng trăm triệu đồng, nhưng trên thực tế, việc áp dụng, xử lý vấn nạn này còn nhiều bất cập. Câu chuyện một số thanh niên đã mang loa kéo bật nhạc đám ma để đối chọi với tiếng nhạc khiêu vũ của một nhóm người cao tuổi tại khu đô thị HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) trong thời gian vừa qua là một ví dụ điển hình về việc buông lỏng quản lý của chính quyền sở tại và sự thiếu ý thức chấp hành các quy định về nếp sống văn minh của một bộ phận dân cư nơi đây.

Xuân Quang
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Việt Nam lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép đa tạng tim - thận

Việt Nam lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép đa tạng tim - thận

1 năm trước

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công ca ghép tim - thận cho một bệnh nhân bị suy tim - thận giai đoạn cuối từ người cho tạng chết não.
Trẻ sơ sinh chào đời tại nhà không có hậu môn, 1 tuần sau mới được đưa đi khám

Trẻ sơ sinh chào đời tại nhà không có hậu môn, 1 tuần sau mới được đưa đi khám

1 năm trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên vừa phẫu thuật thành công cho trường hợp trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi bị dị tật hậu môn trực tràng.
Những lưu ý khi điều trị viêm VA ở trẻ em

Những lưu ý khi điều trị viêm VA ở trẻ em

1 năm trước

Điều trị viêm VA ở trẻ em kịp thời giúp quá trình điều trị nhanh chóng, dễ dàng và phòng ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, vấn đề điều trị viêm VA ở trẻ em như thế nào có sự khác...
Bé gái 4 tuổi viêm cơ tim cấp khi đang đi du lịch

Bé gái 4 tuổi viêm cơ tim cấp khi đang đi du lịch

1 năm trước

Bé gái 4 tuổi đang đi du lịch cùng gia đình tại Nha Trang thì mệt, hai mắt sưng, vào viện bác sĩ chẩn đoán viêm cơ tim cấp.