CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 05 NĂM 2024 08:06

Không dẹp cũng tan

06/07/2016 | 15:52
 
Mấy năm trước đại đa số các thi sinh muốn vào đại học, cao đẳng đều phải mất một khoản tiền khá lớn cho các “lò” luyện thi. Ảnh minh họa: KT
 
Hiệu quả của việc thay đổi chính sách thi cử
 
Từ năm 2014 trở về trước, ở Việt Nam có hai kỳ thi lớn: Thi tốt nghiệp trung học phổ thông  và thi vào các trường đại học, cao đẳng. Không chỉ các “sĩ tử”, mà cả các bậc phụ huynh đều mệt nhoài vì hai kỳ thi này. Không chỉ mệt, mà lại còn tốn kém nữa. Đạiđa số các thi sinh muốn vào đại học, cao đẳng đều phải mất một khoản tiền khá lớn cho các “lò” luyện thi. Nhiều em học sinh học khá, học giỏi nhưng vẫn không thể nào yên tâm trước “cơn lốc” luyện thi. Các nhà quan sát cũng như dư luận xã hội lên án việc luyện thi, chỉ ra những hậu quả xấu của nó. Tuy vậy, thí sinh vẫn cứ lao vào các “lò”.
 
Từ năm 2015 đến nay, chỉ còn một kỳ thi trung học phổ thông mà thôi. Kết quả của kỳ thi này vừa được dùng để xét tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa để xét vào các trường đại học, cao đẳng. Dẫu vẫn còn những rắc rối, phức tạp; nhưng thí sinh và gia đình họ khỏe và đỡ tốn kém hơn hẳn. Còn rất ít người nghĩ đến chuyện phải lao vào các “lò” luyện thi. Thế là các “lò” này không bị dẹp cũng tự tan. Có thể xem đây là kết quả tích cực điển hình cho chính sách thi cử hợp lý.
 
Tìm cách loại trừ vấn nạn khác cũng bằng cách thay đổi chính sách
 
Học thêm, dạy thêm là một vấn nạn trong giáo dục từ nhiều năm nay. Dư luận xã hội, báo chí truyền thông nói về vấn nạn này nhiều lắm rồi. Các cấp quản lý cũng vật vã tìm biện pháp để loại bỏ vấn nạn này, nhưng vẫn chưa đạt kết quả mong muốn. Vậy liệu có thểáp dụng kinh nghiệm loại bỏ việc luyện thi đại học vào việc loại bỏ học thêm, dạy thêm được không?
 
Về nguyên tắc là có thể được. Tuy nhiên, cầnnghiên cứu thấuđáo xem là phải áp dụng những chính sách gì? Lâu nay, ở một số địa phương đã áp dụng những chính sách hành chính cấm dạy thêm, học thêm nhưng vẫn không ngăn được chuyện này.
 
Một số giáo viên phát biểu thẳng thừng là họ dạy thêm để tăng thu nhập. Vậy có lẽ vấn nạn dạy thêm có nguồn gốc kinh tế? Nhưng công bằng mà nói, thu nhập của giáo viên hiện nay không phải ở mức thấp nhất trong các loại ngành nghề. Vậy có thể còn có nguyên nhân sâu xa khác?Điều này có thể liên quan đến “tâm lý ganh đua” của một số phụ huynh. Họ muốn con họ học giỏi, vào trường tốt để khoe với bạn bè, họ hàng và đồng nghiệp.
 
Để triệt tiêu vấn nạn học thêm, dạy thêm; có lẽ phải bắt đầu từ việc bảo đảm đời sống giáo viên, bảo đảm chất lượng tương đối đồng đều giữa các trường. Dẫu sao, chúng ta vẫn hy vọng dẹp được vấn nạn này bằng cách điều chỉnh các chính sách.

 

Nghè Nghệ/Tạp chí Gia đình và Trẻ em

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

6 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...