THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 07:01

Khuyến khích trẻ tham gia thể thao tại trường học

18/12/2022 | 07:10
Đa số phụ huynh đều khá dè dặt, thậm chí cấm không cho con gái tham gia các môn thể thao, đặc biệt là những môn “đặc quyền” của học sinh nam. Đây là quan niệm bất bình đẳng, khiến nhiều trẻ em gái mất đi cơ hội tham gia thể thao để nâng cao sức khỏe, thể chất.
Copy of DSC08700

TS. Trần Văn Lam, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cho biết, thời gian học sinh ngồi trên ghế nhà trường là “giai đoạn vàng” để phát triển thể lực, trí tuệ. Tập trung nâng cao thể chất cho các em ngay từ giai đoạn này sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc cho thế hệ trẻ, đồng thời giúp các em vui tươi, hạnh phúc, giàu ý chí, khát vọng vươn lên trong học tập và cuộc sống và giúp các em đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Mặt khác, trình độ học vấn, sự hiểu biết và kỹ năng sống của các em cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện nay công tác giáo dục thể chất và thể thao (GDTC&TT) trường học còn nhiều hạn chế, yếu kém: Chương trình môn học GDTC, phương pháp dạy học và cách kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập, thời lượng ít (2 tiết/tuần); hoạt động thể thao còn nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia tập luyện. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị và quỹ đất dành cho GDTC&TT trong nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của các em; nhận thức về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết phát triển GDTC&TT trường học chưa đầy đủ, còn coi đây là môn phụ…

TS. Trần Văn Lam, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất chia sẻ về kế hoạch tổ chức Câu lạc bộ TT trong trường học.

TS. Trần Văn Lam, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất chia sẻ về kế hoạch tổ chức Câu lạc bộ TT trong trường học.

Ðể khắc phục những tồn tại trên, theo TS. Trần Văn Lam, ngành Giáo dục sẽ tập trung triển khai một số giải pháp như đẩy mạnh tuyên truyền, đổi mới nội dung chương trình và phát triển phong trào TT trong trường học. Ðồng thời đổi mới về nội dung, hình thức theo hướng phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện từng trường, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và trình độ vận động của trẻ em.

Với mục tiêu thúc đẩy các không gian thể thao dễ tiếp cận, an toàn, thân thiện và bình đẳng giới trong trường học, nhằm tạo cơ hội bình đẳng cho các em gái tham gia như các em trai; đồng thời thay đổi quan niệm xã hội về khả năng của các em gái trong việc tham gia thể thao và phát triển ngang bằng như các em trai, hơn 3 năm qua (2019-2022), Tổ chức Plan International Việt Nam đã thực hiện Dự án “Không gian thể thao an toàn, thân thiện và bình đẳng trong các trường học tại Hà Nội”.

Dự án đã bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phương pháp tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên để tổ chức các hoạt động. Hàng trăm trận bóng đá giao hữu được tổ chức giúp kết nối, chia sẻ giữa học sinh nam, học sinh nữ, cha mẹ và thầy cô, giữa gia đình và nhà trường để thể thao mang lại tiếng cười sảng khoái sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, với phương châm “đếm nụ cười, không đếm bàn thắng”. Hàng nghìn buổi sinh hoạt của 20 Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi để giúp các em gái, các em trai có thêm các kỹ năng chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe, cũng như trang bị các kỹ năng sống để các em trở thành những người truyền lửa, lan tỏa các thông điệp về an toàn, thân thiện và bình đẳng tới các bạn học sinh trong toàn trường, tới cha mẹ, thầy cô và cộng đồng. Song song với đó, hơn 220 ngày hội thể thao vui, sự kiện truyền thông cấp trường đã được tổ chức để lan tỏa các thông điệp về an toàn, thân thiện và bình đẳng tới 31.000 học sinh nam nữ trên địa bàn huyện Ba Vì và quận Hà Ðông.

Ðồng thời, Dự án đã huy động sự tham gia của hơn 35.000 cha mẹ học sinh thông qua ngày hội thể thao vui, các trận giao hữu bóng đá, các buổi nói chuyện tại cuộc họp phụ huynh trong năm học. Thông qua các hoạt động này, cha mẹ đã có nhận thức tốt hơn và thay đổi quan niệm bất bình đẳng trong tham gia thể thao đối với con gái, đối với học sinh yếu thế, giúp cha mẹ đồng hành cùng với con trong việc thúc đẩy an toàn, bình đẳng trong trường học và trong cộng đồng.

Em Bùi Yến Nhi (lớp 8C, Trường THCS Phú Châu, Ba Vì) tâm sự: “Dù yêu thích bóng đá nhưng trước đây với con đó là một thứ thật xa vời. Từ khi tham gia Dự án, con và các bạn nữ được đá bóng, được thực hiện niềm đam mê, biến ước mơ của chúng con thành hiện thực. Con được học các bài tập kỹ thuật về bóng, được học kỹ năng sống, giao tiếp với các bạn trai cùng tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài trời để được sống trong một không gian thể thao, an toàn, thân thiện, bình đẳng với các bạn”.

Copy of DSC08105

Ðánh giá về hiệu quả của Dự án, ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Ba Vì cho biết: Dự án đánh trúng nhu cầu, mong đợi của các em học sinh, của ngành Giáo dục, do vậy đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các em học sinh, cha mẹ và thầy cô giáo, sự tham gia tích cực lãnh đạo nhà trường. “Phòng Giáo dục rất ghi nhận những kết quả đạt được và sự thay đổi tích cực mà Dự án mang lại sau hơn 3 năm triển khai. Những nụ cười, sự tự tin của các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh nữ trong các phần thi kiến thức và thi đấu thể thao mà tôi được chứng kiến trong các sự kiện của Dự án là những bằng chứng rõ nét nhất. Phòng Giáo dục và Ðào tạo Ba Vì cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Plan International Việt Nam và đối tác liên quan để triển khai nhân rộng mô hình này đến các trường trên địa bàn huyện”, ông Oanh nói.

Nhận thấy lợi ích của việc thực hiện Không gian thể thao an toàn, thân thiện và bình đẳng, Phòng Giáo dục và Ðào tạo Ba Vì và Hà Ðông đã mở rộng ra 36 trường THCS trên địa bàn 2 quận, huyện. Với những kết quả đạt được, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã phối hợp để xây dựng Hướng dẫn Quốc gia về tổ chức câu lạc bộ thể thao trong trường THCS để áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Vân Nhi
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Học sinh Anh mơ về bữa ăn nóng hổi giữa bão lạm phát

Học sinh Anh mơ về bữa ăn nóng hổi giữa bão lạm phát

1 năm trước

Với trẻ em sống tại Birmingham, Anh, nơi có nhiều gia đình thu nhập thấp, bữa ăn ở trường có thể là bữa ăn nóng sốt và bổ dưỡng duy nhất trong ngày.
TP.HCM: Tăng 50% trẻ mắc viêm màng não cuối năm

TP.HCM: Tăng 50% trẻ mắc viêm màng não cuối năm

1 năm trước

Số bệnh nhi mắc bệnh viêm màng não tại TP.HCM tăng mạnh trong thời gian gần đây. Đa số trẻ mắc bệnh là trẻ nhỏ, nhũ nhi nên bệnh dễ diễn tiến không thuận lợi, gặp nhiều biến chứng...
Cách dùng quạt sưởi khi tắm cho trẻ

Cách dùng quạt sưởi khi tắm cho trẻ

1 năm trước

Nên bật quạt sưởi trước khi trẻ vào phòng tắm, không được bật tắt đột ngột, đặt trên bề mặt phẳng, lựa chọn thiết bị có nguồn gốc rõ ràng.