CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 05 NĂM 2024 01:23

Lựa chọn nghề nghiệp - Phải biết mình đi đâu

18/08/2017 | 11:40

Học viên trong một lớp khởi nghiệp ở Bến Tre. Ảnh: KT
 
“Lạc trôi” giữa dòng nghề
 
Tìm kiếm số liệu liên quan tới thực trạng định hướng nghề nghiệp tại Việt Nam, “hỏi anh Gúc –(google)”, dễ dàng tìm thấy thực trạng: “Học sinh đói thông tin hướng nghiệp, Hướng nghiệp chưa thiết thực, Hướng nghiệp hạn chế - học sinh thiếu động lực học nghề…”, hay các con số thống kê đầy nhức nhối: “58% học sinh chưa hiểu rõ năng lực, tính cách của bản thân, 62,67% học sinh chưa hiểu rõ đặc điểm, tính chất nghề mình chọn; khoảng 45% học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chọn nghề trong tương lai”. Khảo sát của Oxfam Việt Nam (chương trình Young@Heart) với 2000 thanh niên từ 16 đến 30 tuổi để tìm ra đâu là vấn đề nổi cộm nhất của thanh niên Việt Nam hiện nay, kết quả cho thấy vị trí số một là "thiếu định hướng". 
 
Không hiếm để thấy chia sẻ chán ngán của một ai đó về công việc mình đang làm, hay những người chạy lòng vòng tới chục nơi để tìm công việc mình yêu thích. Với các em học sinh, nếu được hỏi “con thích làm nghề gì”, nhiều em sẽ trả lời: “con cũng không biết nữa”. Có thể các em chưa nghĩ tới tương lai, nhưng cũng có thể trước đó em đã từng nói ra mong muốn của mình nhưng bị bố mẹ gạt đi, thậm chí mắng mỏ. Lê Quốc Anh (nhân viên IT) kể: Khi được hỏi về nghề nghiệp yêu thích, mình nói luôn: Con thích hớt tóc. Nhưng ngay lập tức bị dội “gáo nước lạnh”: “Hớt tóc mà làm cái gì, cái đó ai làm chẳng được, có cần học hành gì đâu, tự nhiên học hành mười hai năm xong đi làm cái nghề hớt tóc, vậy học hành làm gì, học xong người ta phải chọn ngành nào thi cử đàng hoàng chứ”. Sau lần đó, ai hỏi gì về nghề nghiệp mong ước, em đều chỉ ậm ừ cho qua bởi sợ bị phản đối. Im lặng là giải pháp tốt nhất với em. 
 
Còn nhớ, có một thời, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh chỉ chọn một con đường duy nhất là thi vào đại học, trượt đại học coi như là mất tất cả. Các giáo viên lúc đó ra sức giải thích cho học sinh hiểu rằng đại học không phải là con đường duy nhất, rằng nó cũng chỉ là một con đường trong nhiều con đường, ngoài đại học chúng ta còn nhiều con đường khác để tiếp tục học hỏi, rèn luyện bản thân và nghề nghiệp như: cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề, xin đi làm để học việc, du học, xuất khẩu lao động… Hiện nay, nhiều em đã không coi đại học là một con đường. Có em, tốt nghiệp xong, chọn con đường xuất khẩu lao động vì suy nghĩ “học đại học xong ra cũng thất nghiệp”. Hi vọng, em đó đã biết được, cần đi xuất khẩu lao động để làm gì chứ không phải vì biếng học, vì không biết thi ngành gì, vì bắt chước hàng xóm...
 
Ai đó đã nói, chọn đường đi rất quan trọng, nhưng phải biết là mình “đi đâu” – từ đó, sẽ chọn được vài con đường, trong đó con đường nào phù hợp với khả năng và hoàn cảnh thì bước tiếp.
 

 Hướng nghiệp đặc biệt quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực giới trẻ hiện nay. Ảnh: KT
 
Hướng nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng từ khi còn nhỏ
 
Định hướng nghề nghiệp từ sớm sẽ giúp trẻ thấy rõ hơn mục đích và động cơ học tập, cũng như xác định được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho mình. Từ đó đam mê, nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn tổng quan về thị trường lao động và đưa ra định hướng nghề nghiệp đúng đắn ngay từ đầu. Nhiều người phải trải qua rất nhiều công việc khác nhau mới rút ra được nghề nghiệp phù hợp với bản thân nhất. Do vậy định hướng nghề nghiệp từ sớm giúp ta có thể lập các phương án khác nhau, có thể ứng phó kịp thời nếu chọn sai ngành nghề. Tránh tình trạng chán nản, thiếu đam mê và mất niềm tin vào bản thân.
 
Hướng nghiệp cũng giống như việc trồng cây, cần được xây dựng và áp dụng như một hệ thống chứ không chỉ là một giai đoạn. Hướng nghiệp là sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ khi còn nhỏ và được bồi dưỡng, duy trì. Trong đó - khâu chuẩn bị cần có sự tập trung và được bắt đầu ngay khi học sinh kết thúc cấp 2. Đây là thời điểm trẻ có nhiều chuyển biến trong tâm lý và mong muốn được thể hiện là chính mình nhất. Như một hệ quả, việc định hướng phù hợp trong giai đoạn này sẽ giúp phát huy tối đa năng lực, tố chất và phù hợp với việc phát triển tính cách. 
 
Hướng nghiệp không bao giờ là quá sớm, ngay bây giờ phải thực hiện ngay vì tính cần thiết và cấp thiết, đặc biệt trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực giới trẻ hiện nay. Để làm được điều đó, hệ thống hướng nghiệp cần được thực hiện đồng bộ bởi những người có chuyên môn kết hợp với gia đình, nhà trường và các tổ chức Nhà nước nhằm tạo ra sự hiệu quả cả về chất lượng và số lượng.

Có tới trên 80% các bạn trẻ thế hệ Y ra trường và gặp tình trạng “lạc trôi” giữa dòng nghề. Trong đó, nhiều người đã quên không tự hỏi: "Mình đã nghiêm túc lắng nghe mình chưa?"
 

BKV/GĐTE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...