THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 02:34

Một vụ án thương tâm và rắc rối

26/03/2019 | 14:46
 
Diễn biến của vụ án đâm chết trộm?
 
Một vụ án mạng khủng khiếp và thương tâm xảy ra đêm 11/3/2019 tại xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An: 2 người chết, 1 người bị thương. Người bị thương là chị Nguyễn Thúy Hằng, người chết thứ nhất là anh Võ Tấn Hội (sinh năm 1981), chồng chị Hằng; người chết thứ hai là anh Nguyễn Thành Trung (sinh năm 1988), người được xem là đột nhập vào để ăn trộm. 
 
Dựa theo lời khai của chị Hằng thì Trung là hàng xóm, nợ gia đình chị khoảng 60 triệu đồng. Khoảng 0h30 đêm, Trung gọi cửa, anh Hội ra mở cửa thì bị Trung sát hại. Chị Hằng bị Trung lao vào khống chế để hỏi chỗ cất giấu tiền, vàng. Chị bỏ chạy, Trung lao theo chém chị; chị chụp được con dao trên bàn quơ lại phía sau. Con dao trúng ngay vào vùng đầu khiên Trung gục gã và tử vong.
 
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, đưa chị Hằng được đưa tới bệnh viện cấp cứu, sau đấy được cho về nhà lo hậu sự cho chồng với điều kiện là không được đi khỏi nơi cư trú. Đây là vụ án thương tâm và rắc rối vì 2 người đã tử vong, người còn lại (chị Hằng) đã làm chết người đột nhập (đã giết 1 người và có ý định giết chị Hằng để lấy tài sản). 
 
Vấn đề đặt ra là chị Hằng có bị khởi tố, điều tra về tội giết người hay không? Một khi đã có người bị giết chết, người gây ra cái chết còn sống thì vẫn phải chịu trách nhiệm nào đấy.
 
Trong vụ việc đâm chết trộm này, dư luận quan tâm liệu chị Hằng có vướng vòng lao lý hay không?
                                                       

Nhiều người bàn tán xôn xao trước vụ việc đau lòng. Ảnh Internet
 
Vụ án được dư luận quan tâm ở nhiều khía cạnh
 
Khi biết diễn biến của vụ việc đau lòng này, ai cũng nghĩ là chị Nguyễn Thúy Hằng là người vô tội vì chị đã phòng vệ chính đáng. Theo khoản 1 Điều 22 Bộ Luật Hình sự  2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Phòng vệ chính đáng là “hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”. 
 
Tuy nhiên, để vận dụng điều luật này, người ta cần phân tích, đánh giá rất cụ thể. Những người trong giới chuyên môn ra đưa ra ý kiến của mình dựa vào yêu cầu của người thân của những người đã tử vong. Trong trường hợp này, anh Võ Tấn Hội là nạn nhân thuần túy. Nguyễn Thành Trung vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân (với hành vi giết người và mục đích trộm cắp tài sản); ai sẽ đứng ra đòi quyền lợi cho anh ta? Còn với chị Nguyễn Thúy Hằng, chị vừa là nạn nhân (bị chém nhiều nhát), vừa là người làm cho Nguyễn Thành Trung bị chết, chị sẽ được nhìn nhận như thế nào trong vụ việc này.
 
Hiện thời, vụ việc chưa được khởi tố, nhưng chắc chắn cơ quan chức năng phải có cách giải quyết rõ ràng vì nó liên quan tới những 2 nhân mạng. Để làm rõ vụ việc, cần phải khởi tố vụ án để điều tra. Trên cơ sở kết quả điều tra mới đưa ra quyết định được.
 
Với truyền thông và đạo lý của người Việt Nam, người chết luôn luôn được nương nhẹ (về người đã chết, hoặc là nói tốt, hoặc không nói gì cả). Nguyễn Thành Trung là người đột nhập nhà chị Hằng với mục đích giết người và cướp tài sản (từ lời khai của chị Hằng, ta có thể kết luận như vậy) nhưng lại bị giết chết. Một khi đã có người bị giết, nghĩa là có án mạng, cần phải điều tra và phán xét.
 
 
Phải dựa vào luật, nhưng cần linh hoạt và thỏa đáng
 
Chị Hằng đã gây ra cái chết của Trung, nhưng về luật pháp, chị được nguyên tắc phòng vệ chính đáng bảo vệ. Nếu xét theo khía cạnh này, chị Hằng có thể vô tội. Tuy nhiên, nếu người ta cho rằng, chị Hằng đã “vượt quá” phạm vi phòng vệ thì chị vẫn bị kết tội. Vấn đề ở đây là xem xét chị Hằng có “vượt quá” hay không?
 
Theo tôi thì chi Hằng không “vượt quá” vì chồng chị đã bị Trung giết chết, nếu chị không phòng vệ, chị cũng có thể bị giết chết. Trong trường hợp này, nếu chị có cố tình giết Trung, chị cũng vô tội. Nhưng theo như lời khai là chị chỉ vô tình giết chết Trung chứ không cố ý.
 
Ngoài những yếu tố về luật pháp, ở đây còn những yếu tố về phong tục, tập quán nữa. Những điều này cũng cần được chú ý tới để người dân có niểm tin vào sự tử tế của pháp luật và xã hội. Đó là Trung đã đến nhà gia đình giữa đêm và giết chết chồng chị. Theo quan niệm thiêng liêng “Nhà của tôi, pháo đài của tôi” thì chuyện chị Hằng hạ sát kẻ vào nhà giết chồng chị có thể hiểu được. Chị Hằng phải chống trả để loại trừ mối nguy hiểm cho bản thân mình. Chuyện chống trả của chị Hằng phải được xem là hợp pháp và hợp lý.
 
Chúng ta phải nhắc lại với nhau điều này: Nơi ở của mỗi gia đình (nhà riêng, căn hộ ở chung cư) là nơi yên tĩnh, kín đáo, an toàn, thiêng liêng với các thành viên trong gia đình. Bất cứ ai đến quấy phá đều bị chống trả quyết liệt. Sự chống trả này đúng về mặt lịch sử, truyền thống, đạo lý. Còn về mặt pháp lý, các cơ quan chức năng cứ điều tra kỹ lưỡng và đưa ra sự phán xử. Nhưng đừng quên là sự phán xử này phải hợp tình, hợp lý.
 
 

Trần Nghiêm/GĐTE

Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...