THỨ TƯ, NGÀY 08 THÁNG 05 NĂM 2024 12:46

Nâng cao nhận thức trước thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người

10/09/2019 | 10:15

Thông qua buổi tuyên truyền nhằm nâng cao kỹ năng nhận biết và nâng cao tinh thần cảnh giác đối với loại tội phạm mua bán người.                                      
 

Những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người


Thay vì trực tiếp tiếp cận và làm quen với nạn nhân, hiện nay, ngày càng nhiều đối tượng phạm tội mua bán người thông qua các trang mạng xã hội và điện thoại thông minh để tiếp cận nạn nhân. Một số nơi, các đối tượng phạm tội đã tìm đến các phiên chợ vùng cao, cổng trường học, nhất là trường dân tộc nội trú khu vực biên giới để tiếp cận, làm quen với phụ nữ, học sinh, xin số điện thoại, kết bạn qua zalo, facebook, tán tỉnh, giả vờ yêu đương, rủ rê đi chơi, đi làm thuê thu nhập cao… sau đó lừa các em gái đưa về thành phố bán vào nhà hàng, quán karaoke để tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức lao động, cho vay nặng lãi hoặc móc nối với đối tượng người nước ngoài đưa nạn nhân qua biên giới để bán. Đã xuất hiện hiện tượng các đối tượng phạm tội giả danh lực lượng chức năng để lừa gạt, cưỡng ép nạn nhân bằng việc dùng tên, hình ảnh đại diện giả trên facebook, mặc lễ phục bộ đội biên phòng làm quen, kết bạn và lừa bán nạn nhân...


Thời gian gần đây, đang xuất hiện tình trạng phụ nữ người dân tộc thiểu số vùng cao phía Tây Nghệ An mang thai sắp đến ngày sinh, được mai mối vượt biên sang bán con cho người nước ngoài. Ở huyện biên giới vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An), diễn ra tình trạng buôn bán bào thai, tập trung chủ yếu vào đồng bào dân tộc Khơ Mú xã Hữu Kiệm. Có trường hợp trong quá trình vượt biên qua Trung Quốc bán bào thai đã phải bỏ mạng nơi xứ người khiến gia đình càng lâm vào cảnh khánh kiệt. Qua tìm hiểu, mỗi đứa trẻ được bán với giá trung bình từ 40 đến 80 triệu đồng, trong đó bé gái có giá cao hơn bé trai. Ðây là thủ đoạn buôn người mới cần được chính quyền và cơ quan chức năng quan tâm, có giải pháp ngăn chặn.

Thời gian gần đây, đang xuất hiện tình trạng phụ nữ người dân tộc thiểu số vùng cao phía tây Nghệ An mang thai sắp đến ngày sinh được mai mối vượt biên sang bán con cho người nước ngoài. Ðây là thủ đoạn buôn người mới cần được chính quyền và cơ quan chức năng quan tâm và có giải pháp ngăn chặn.

Cần đổi mới phương thức tuyên truyền để người dân dễ tiếp cận hơn.

Nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người


Theo Đại úy Dương Quang Hải, Phó Đồn trưởng Nghiệp vụ Đồn Biên phòng Bát Xát (Lào Cai): Hoạt động của tội phạm mua bán người diễn biến rất phức tạp. Chúng liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn khiến cho việc phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ gặp rất nhiều khó khăn. Thường chỉ khi có người bị hại được giải cứu, hoặc trốn thoát đến tố giác với cơ quan chức năng, thì vụ việc mới được điều tra, làm rõ. Bên cạnh đó, một số nạn nhân khi trở về, vì mặc cảm, không đến trình báo hoặc tố giác tội phạm nên những tội phạm buôn người tiếp tục gieo rắc nỗi đau cho nhiều nạn nhân khác.


Vì vậy, các cơ quan chức năng khu vực biên giới huyện Bát Xát cũng như các lực lượng trong địa bàn nội địa cần tăng cường biện pháp hiệp đồng, phối hợp, trao đổi thông tin, thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cần đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các kế hoạch, triển khai có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người; thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình tội phạm cũng như xác định địa bàn trọng điểm để lập kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh.


Thực tế, việc xử lý tội phạm mua bán người còn nhiều bất cập, nhận thức của nạn nhân cũng như công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tội phạm mua bán người đối với người dân vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế. Ở nhiều địa phương thường có tủ sách pháp luật để phổ biến kiến thức cho người dân, nhưng nhiều nơi người dân chưa quan tâm đến vấn đề này, nhất là người dân tộc thiểu số. Vì vậy, cần đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến về pháp luật phòng, chống mua bán người để người dân dễ tiếp cận hơn.


Bên cạnh đó, cần tập trung giảm nghèo bền vững, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, tạo sinh kế, việc làm ổn định cho người dân, chấn chỉnh lại việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bà Lê Thị Hải Vân - Chủ tịch hội LHPN huyện Vị Xuyên (Hà Giang) chia sẻ: Để công tác tuyên truyên phòng, chống tội phạm mua bán người đạt hiệu quả cao hơn cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người và hỗ trợ giúp đỡ các nạn nhân bị mua bán.


Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, cần giới thiệu những kiến thức cơ bản về tình trạng mua bán người hiện nay; những thủ đoạn, âm mưu, hậu quả của nạn mua bán người, biện pháp và kỹ năng ứng xử trong phòng, chống mua bán người, công tác chỉ đạo phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm mua, bán người. Nâng cao kỹ năng nhận biết và nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân đối với loại tội phạm mua bán người. Tuy nhiên, biện pháp quan trọng nhất là mỗi người hãy biết tự bảo vệ chính bản thân mình, tránh xa mọi cám dỗ và những cạm bẫy của bọn tội phạm. Các gia đình phải luôn nhắc nhở, dạy con em hiểu phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm để phòng ngừa, tránh những bất trắc, đáng tiếc có thể xảy ra.
                                                                                                              

Ở nhiều địa phương thường có tủ sách pháp luật để phổ biến kiến thức cho người dân, nhưng nhiều nơi người dân chưa quan tâm đến vấn đề này, nhất là người dân tộc thiểu số. Vì vậy,  cần đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến về pháp luật phòng, chống mua bán người để người dân dễ tiếp cận hơn.

Sơn Thành/TC GĐ&TE

Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...