THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 05:37

Ngăn ngừa “stress học đường”

01/10/2022 | 07:27
Stress học đường đang là vấn đề tâm lý khá phổ biến trong lứa tuổi thanh thiếu niên, ảnh hưởng đến kết quả học tập, đời sống tinh thần và sức khỏe của trẻ. Gia đình và nhà trường nên hỗ trợ trẻ thế nào để ngăn ngừa những hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra?
Thạc sĩ tâm lý Lê Minh Huân dạy kỹ năng sống về phòng ngừa trong tham vấn tâm lý cho học sinh.

Thạc sĩ tâm lý Lê Minh Huân dạy kỹ năng sống về phòng ngừa trong tham vấn tâm lý cho học sinh.

Stress tuổi học đường có nhiều nguyên nhân, nhưng sau đại dịch Covid-19 là thời điểm cộng hưởng khiến giọt nước tràn ly. Những căng thẳng tâm lý trong gia đình như: bố mẹ bất hòa, thiếu thốn về kinh tế, quá tải học hành hay căng thẳng, đối mặt với các kỳ thi khiến nhiều học sinh dễ rơi vào tình trạng stress, trầm cảm. Nhìn nhận ở góc độ chuyên gia tâm lý, PGS.TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường ÐH Giáo dục - ÐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, tuổi học đường là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. Nếu không được thấu hiểu, các em dễ dẫn đến tâm lý chán nản, bi quan, thậm chí xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực.

Không để “stress chồng lên stress”

Thạc sĩ tâm lý Lê Minh Huân, nguyên giảng viên Khoa Tâm lý học, Ðại học Sư phạm TP.HCM phân tích, về căn bản, stress không xấu vì stress là trạng thái thần kinh căng thẳng do phản ứng của cơ thể đang cố gắng thích nghi với môi trường/tác nhân kích thích. Stress có thể lợi ích trong việc gia tăng sự tập trung, tự lực hoặc ý chí của chủ thể. Stress thông thường sẽ qua đi nếu không xảy ra tình trạng “stress chồng lên stress”, “áp lực chồng áp lực”, “căng thẳng chồng căng thẳng”. Khi tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp cảm xúc, nhận thức, hành vi… của trẻ. Dễ thấy nhất là tình trạng mất cân bằng của cơ thể: đau đầu, mệt mỏi và các biểu hiện hành vi có xu hướng tiêu cực. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các rối loại về giấc ngủ, cảm xúc hay suy giảm trí nhớ, hứng thú học tập…

Thạc sĩ tâm lý Lê Minh Huân khẳng định, gia đình là nhân tố quan trọng nhất để giúp các con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý này. Phụ huynh bên cạnh việc quan tâm học tập, ăn uống, sinh hoạt thể chất của con thì cần để ý đến đời sống tinh thần của trẻ: Con đi học có vui không? Con có thích nghi với trường lớp không? Mối quan hệ với bạn bè thầy cô thế nào? Mỗi ngày đi học về có gì mới mẻ hay không? Cha mẹ phải dành thời gian trò chuyện cùng con, lắng nghe tâm tư của con, thậm chí chỉ là những câu chuyện không đầu không cuối, không có nội dung gì nổi bật… nhưng chính hoạt động này khiến con cảm thấy ấm áp hơn, được động viên, tôn trọng và không cô đơn. Ðây là là dấu gạch kết nối cha mẹ với con cái, tạo thói quen chia sẻ - lắng nghe, nhất là những phút con bối rối, con có chuyện muốn bày tỏ thì con sẽ không ngại ngần mở lời với phụ huynh.

Thông qua kênh truyền thông - giao tiếp qua lại thường xuyên này, phụ huynh dễ dàng nhận ra các bất ổn, các biểu hiện căng thẳng của con để kịp thời chăm sóc, hướng dẫn con giải tỏa hay gặp chuyên gia tâm lý, bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết.

Ngoài ra, một số hoạt động có thể giúp giải tỏa stress khá hiệu quả như: hít thở, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, tập luyện, bơi lội, đọc sách, nghe nhạc, du lịch, tiếp xúc với thiên nhiên, thú cưng… Tùy vào điều kiện thời gian, không gian mà phụ huynh lựa chọn phương pháp phù hợp. Nếu cần, hãy học hỏi từ những người có kinh nghiệm/nhà chuyên môn để có kết quả tốt nhất.

Phụ huynh bên cạnh việc quan tâm học tập, ăn uống, sinh hoạt thể chất của con cần để ý đến đời sống tinh thần, cho trẻ được vui chơi ngoài trời.

Phụ huynh bên cạnh việc quan tâm học tập, ăn uống, sinh hoạt thể chất của con cần để ý đến đời sống tinh thần, cho trẻ được vui chơi ngoài trời.

Nhà trường và phụ huynh cần phối hợp hóa giải stress học đường

Ths Lê Minh Huân cho rằng, nhà trường và phụ huynh cần phối hợp trong công tác liên lạc - phản hồi từ việc học, sinh hoạt cho đến rèn luyện, vui chơi của trẻ khi cần thiết. Chẳng hạn, hôm nay học sinh có biểu hiện mệt mỏi, nôn ói, giáo viên cần liên hệ phụ huynh để nắm bắt tình hình và tranh thủ sự hỗ trợ từ phía phụ huynh nếu xảy ra tình trạng tệ hơn.

Nhà trường hoặc giáo viên cần lồng ghép các kỹ năng ứng phó stress hay giải tỏa căng thẳng vào giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ… Truyền thông về nguyên nhân, hậu quả và giải pháp hóa giải stress trên các bảng thông tin của trường, lớp để trẻ nhận thức và tự bảo vệ mình.

Ðồng thời, phụ huynh hạn chế tạo ra các áp lực không cần thiết như ép làm bài tập khi trẻ không khỏe, giao nhiệm vụ quá nặng nề, chỉ trích, so sánh, bạo hành trẻ… Xu hướng học tập hiện nay là “học chữ ở lớp, không mang bài về nhà”, vì vậy phụ huynh cần động viên con tích cực học tập, tiếp thu ở lớp, hoàn thành các bài tập tại lớp hoặc hoàn thành nhiều nhất có thể để về nhà không phải nặng nề bài vở, có thời gian vui chơi bên gia đình, giải trí lấy lại năng lượng sau một ngày học căng thẳng. Cha mẹ ngoài việc dành thời gian cho con, còn phải chú ý ngợi khen những gì con làm tốt, chỉ bảo con điều cần phải cải thiện sao cho nhẹ nhàng, dễ hiểu và tích cực. Cha mẹ nên cùng con lập thời gian biểu và các nội quy học tập. Luôn động viên, trao đổi với con về tầm quan trọng của học tập, của sự ham hiểu biết, của vẻ đẹp tri thức… để con hình thành động cơ học tập tích cực.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, vấn đề giáo dục trong gia đình cần được đề cao; cần xây dựng chương trình tập huấn về kỹ năng làm cha mẹ, cách nuôi dạy con trong từng cấp học để có thể đồng hành và nắm bắt được những dấu hiệu tâm thần của trẻ. “Cần phải đưa chương trình giáo dục về sức khỏe tâm thần vào trong trường học, không chỉ cho học sinh để các em tự biết cân bằng, mà trước hết giáo dục cho chính giáo viên và phụ huynh để tự nhận diện được các dấu hiệu đó ở con cái, thậm chí là tự nhận diện, tự học để cân bằng chính sức khỏe tâm thần của mình trước, sau đó mới có cách ứng xử tốt đối với con” - PGS.TS Trần Thành Nam.

Việt Cường
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
TP.HCM: Đến năm 2025, 80% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí

TP.HCM: Đến năm 2025, 80% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí

1 năm trước

UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030.
Biểu dương thanh niên khuyết tật vượt qua nghịch cảnh

Biểu dương thanh niên khuyết tật vượt qua nghịch cảnh

1 năm trước

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp gỡ 50 tấm gương thanh niên khuyết tật trong chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt 2022.
Nâng cao nhận thức về ung thư ở trẻ em

Nâng cao nhận thức về ung thư ở trẻ em

1 năm trước

Ung thư không đồng nghĩa với tử vong. Việc nhận biết các dấu hiệu ung thư sớm sẽ giúp việc chữa trị nhiều loại ung thư có tỉ lệ khỏi cao.