THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 04:42

Nghỉ hè vui khỏe

27/07/2022 | 20:49
Ngày hè là lúc các bạn học sinh được nghỉ ngơi, vui chơi. Thay vì phó mặc con chìm đắm với máy tính, điện thoại,… cha mẹ cần làm gì để giúp con có mùa hè vui khỏe, ý nghĩa?
Thay vì gò bó trong nhà với tivi, điện thoại, hãy cho trẻ hòa mình với thiên nhiên trong dịp hè. Ảnh minh họa

Thay vì gò bó trong nhà với tivi, điện thoại, hãy cho trẻ hòa mình với thiên nhiên trong dịp hè. Ảnh minh họa

Bằng sự nỗ lực từ nhiều phía, thời gian gần đây trẻ em phần nào đã được trả lại mùa hè đúng nghĩa. Các em không còn phải lo lắng cảnh “nghỉ hè cấp tốc” hay nghỉ hè vẫn phải học thêm nhiều môn. Cha mẹ đã quan tâm đến cảm nhận của con hơn và muốn tạo điều kiện để các em có kỳ nghỉ thật thoải mái, tự do. Nhưng cũng chính từ sự thả lỏng đó mà nhiều vấn đề nảy sinh.

Chị Trà (Hà Nội) đang lo lắng cách con trai sử dụng kỳ nghỉ hè. Cậu bé dành phần lớn thời gian ở trong phòng chơi trò chơi điện tử và thường ngủ đến quá trưa mới thức dậy để ăn uống qua loa, rồi lại vào phòng chơi tiếp. Con trai chị cho rằng, cả năm đã học hành vất vả, được học sinh giỏi nên hè xứng đáng được xả hơi chơi bù. Phần do đã hứa với con, phần vì đang trong dịp hè nên chị Trà chưa can thiệp. Nhưng chị và chồng rất lo lắng , vì nếu con tiếp tục duy trì nếp sinh hoạt này hoặc trở nên nghiện game thì thật khó lường.

Ở nhà chị Thái (Hà Nội), ban đầu thì kỳ nghỉ hè của con gái chưa khiến anh chị lo lắng. Vì con chị biết nghe lời, nên trong năm học sinh hoạt rất chừng mực. Ngoài học tập, bạn còn vui vẻ làm việc nhà, nấu cơm khi cha mẹ bận. Nhưng trải qua nửa mùa hè, lịch sinh hoạt của bạn nhỏ bắt đầu đảo lộn. Nhiều lúc anh chị gọi về nhà thì thấy con ngủ vào giờ ăn cơm, còn giờ tập đàn thì lại đang ở bên ngoài chơi cùng bạn. Phòng riêng của cô bé thì bừa bộn, khác hẳn so với tính cách ngăn nắp thường ngày. Anh chị đã góp ý nhưng cô bé phản ứng rất mạnh, cho rằng cha mẹ quá nghiêm khắc. Sự thay đổi tính cách đột ngột của con hẳn khiến cho không ít bậc cha mẹ lúng túng, trong đó có gia đình anh chị.

Mùa hè là thời điểm trẻ ở nhà nhiều hơn, có thời gian và không gian riêng hơn. Mặc dù vậy, nếu để các em vui chơi theo ý thích thì sẽ dẫn đến tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe, nền nếp. Các em sẽ khó thích nghi khi quay trở lại năm học. Do đó, các bậc cha mẹ cũng nên dành thời gian cho con nhiều hơn để giúp con điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, tạo thêm những thói quen tích cực, lành mạnh - đặc biệt là tăng cường sự kết nối, thấu hiểu con.

Mùa hè là dịp trẻ học những kỹ năng sinh tồn hữu ích như: bơi lội, võ thuật, nấu ăn. Ảnh minh họa

Mùa hè là dịp trẻ học những kỹ năng sinh tồn hữu ích như: bơi lội, võ thuật, nấu ăn. Ảnh minh họa

Để giúp con có những ngày hè bổ ích, an toàn, các bậc phụ huynh có thể áp dụng những gợi ý dưới đây:

Các trò chơi vận động: Ưu tiên hàng đầu trong ngày hè là cho trẻ chơi những trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời (vào khung giờ thích hợp trong ngày để tránh nắng nóng). Nếu có điều kiện, các bậc cha mẹ nên đưa con về miền đồng quê hoặc  đến các công viên. Đây là những địa điểm giúp trẻ rèn luyện sức khỏe thể chất, thư giãn tinh thần và học hỏi thêm về thế giới tự nhiên, bên ngoài trường lớp. Trẻ được phép tự do khám phá, cha mẹ chỉ cần chú ý đến thời gian, cường độ vận động phù hợp với thể chất của trẻ.

Làm việc nhà: Đây cũng là thói quen mà cha mẹ nên hướng dẫn trẻ. Trong năm học, trẻ có thể ít làm việc nhà vì tập trung học, thì trong kỳ nghỉ hè cha mẹ nên cố gắng bồi dưỡng cho con sự tự giác, chủ động làm việc nhà. Đây là kỹ năng cơ bản, nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm, san sẻ công việc với mọi người xung quanh và rèn luyện được nhận thức “có làm, có hưởng” lành mạnh.

Đọc sách:  Đây là hoạt động mang lại nhiều lợi ích. Không dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, tích lũy từ vựng, sách còn mở ra chân trời mới trong tư duy của con trẻ. Cha mẹ nên xây dựng khung giờ đọc sách cho con và tham gia đọc sách cùng con.

Tham gia các lớp kỹ năng, năng khiếu: Ở nhóm các hoạt động kỹ năng, năng khiếu thì dựa vào lứa tuổi của con, cha mẹ nên lắng nghe nguyện vọng và tiềm năng của con. Nếu con chưa rõ bản thân thực sự thích gì, thì cha mẹ có thể bắt đầu với những kỹ năng sinh tồn hữu ích như: bơi lội, võ thuật, nấu ăn. Không nên ép trẻ học quá nhiều, ôm đồm trong dịp hè, vì trẻ cần được vui chơi như bạn bè đồng trang lứa.

Trải nghiệm hoạt động cùng gia đình:  Nhóm hoạt động gắn kết tinh thần và giao tiếp là thời điểm lý tưởng để cha mẹ, con cái lắng nghe, thấu cảm. Trong một năm học bận rộn, con bận tới trường, cha mẹ bận đến chỗ làm, thì thời gian cả nhà bên nhau (trừ lúc ăn, ngủ) khá ít ỏi. Nếu chưa có kế hoạch du lịch xa, cha mẹ có thể cùng con cái trải nghiệm các hoạt động cắm trại, tham quan gần nhà hoặc cùng nhau chơi trò chơi, thực hiện các dự án cá nhân hoặc vì cộng đồng. Trải nghiệm mùa hè ngập tràn tiếng cười sẽ tăng sự gắn kết giữa các thành viên hơn, thay vì để mặc các bạn trẻ lầm lũi với tivi, máy tính, điện thoại.

Nguyễn Phú Hoàng Nam
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Mách mẹ cách dùng điều hòa an toàn cho trẻ

Mách mẹ cách dùng điều hòa an toàn cho trẻ

1 năm trước

Điều hòa có tác dụng làm mát không khí, giảm sự khó chịu cho cơ thể khi phải tiếp xúc với không khí nóng bức. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa không đúng cách có thể gây hại cho sức...
Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha và mẹ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha và mẹ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

1 năm trước

Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha và mẹ là một trong những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng - theo Điều 5, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định về...
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn thi đánh giá năng lực

Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn thi đánh giá năng lực

1 năm trước

Có khoảng 50 trường ĐH sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực (HAS) của ĐHQG Hà Nội làm căn cứ xét tuyển. Nhiều trường lấy điểm chuẩn theo kết quả thi này ở mức cao, có ngành hơn...