THỨ SÁU, NGÀY 10 THÁNG 05 NĂM 2024 11:14

Những cách giúp trẻ ham học

17/10/2023 | 06:15
Nhiều phụ huynh cảm thấy bế tắc khi con lười học hay không tập trung trong quá trình học tập. Vậy làm cách nào để tạo hứng thú, giúp cho con ham học hơn?
Trẻ sẽ cảm thấy được quan tâm và yêu thương khi có bố mẹ ngồi học cùng.

Trẻ sẽ cảm thấy được quan tâm và yêu thương khi có bố mẹ ngồi học cùng.

Trẻ con luôn thích chơi hơn học. Nhiều phụ huynh vì muốn con ngồi vào bàn học đã dùng đủ “chiêu trò” như đáp ứng những yêu cầu của trẻ, thậm chí là ép, phạt con. Nhưng các biện pháp trên rồi cũng sẽ có lúc mất tác dụng. Hơn nữa, những phương pháp dạy con quá tiêu cực sẽ khiến trẻ sợ cha mẹ mà học theo kiểu đối phó. Trẻ như vậy khi lớn lên thường nhút nhát, thiếu tự tin.

Với trẻ em, việc học hiệu quả khi chúng lắng nghe, quan sát, khám phá, đặt câu hỏi và thử nghiệm. Tuy nhiên, một số trẻ cảm thấy việc học nhàm chán, trong khi một số trẻ khác chỉ đơn giản là thiếu động lực. Một số nguyên nhân khiến trẻ lười học có thể là môi trường xung quanh làm con phân tán tư tưởng, không gian học tập thiếu khoa học, bàn học lộn xộn, không đủ dụng cụ học, hay thời gian học không thích hợp khiến trẻ mất tập trung. Trẻ không có mục tiêu do đó không có hứng thú hay sự cố gắng trong suốt quá trình học tập. Chính vì không có kế hoạch cụ thể cho việc học, trẻ thường làm bài cho xong, không có hứng thú khi ngồi vào bàn học. Bên cạnh đó, các em thiếu những kỹ năng như: kỹ năng học tập, tập trung và thiếu khả năng ghi nhớ cũng là nguyên nhân khiến các em lười học. Do đó, cha mẹ tạo cho con có động lực, hứng thú với việc học và chăm chỉ học hành là rất quan trọng. Dưới đây là những cách gợi hứng thú giúp trẻ ham học:

Tạo không gian cho việc học

Hãy biến góc học tập của con thành nơi lý tưởng nhất bằng cách thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ; bài trí sách vở ở vị trí thuận tiện, dễ lấy. Ngoài ra, bạn có thể mua thêm một số vật dụng trang trí dễ thương hoặc cùng con thiết kế thời gian biểu xinh xắn dán trên bàn học. Những hành động này tuy nhỏ nhưng sẽ tạo thêm niềm cảm hứng cho trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng phải đảm bảo các yếu tố như ánh sáng, không gian học tập yên tĩnh, tránh tiếng ồn hay mọi thứ có thể cắt ngang việc học của con. Tuyệt đối không nên cho trẻ học trên giường ngủ sẽ làm con bị xao nhãng và dễ buồn ngủ hơn. Lý tưởng nhất nên để bàn học ở vị trí gần nơi bạn làm việc để dễ trả lời những câu hỏi của con.

Tìm hiểu cách học tập của con

Mỗi người có cách học và tiếp thu khác nhau. Cha mẹ hãy quan sát và tìm hiểu xem con tiếp thu bài vở như thế nào, đó có thể là: Học bằng thị giác (ghi nhớ thông tin qua hình ảnh, biểu đồ, video…), học bằng thính giác (lắng nghe bài giảng, đoạn ghi âm và mọi sự diễn đạt bằng lời nói), học bằng xúc giác (tiếp cận vấn đề qua đôi tay), học theo nhóm hay học cá nhân. Chỉ khi biết được cách học của con, bạn mới có thể tìm ra biện pháp tốt nhất để phát huy khả năng và cải thiện kết quả học tập của trẻ.

Lên lịch trình học tập

Nên đề ra thời gian cố định và những việc cần làm trong ngày, ví dụ: trước khi bắt đầu buổi học ở nhà, trẻ cần chuẩn bị mọi thứ cần thiết từ sách vở đến các đồ dùng học tập. Phải hoàn tất mục tiêu đã đề ra (chẳng hạn làm bao nhiêu bài tập trong ngày hôm đó) thì mới ngưng lại. Việc học tại gia không chỉ giới hạn ở chuyện làm bài tập về nhà, bạn có thể dạy con những kiến thức mới, giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu bài vở khi nghe bài giảng của thầy cô ở trường.

Ngồi học cùng con

Cha mẹ nên hỗ trợ con làm bài tập về nhà bởi đây là một trong những cách giúp trẻ ham học hơn. Theo các chuyên gia, biện pháp đồng hành cùng trẻ này mang lại một số hiệu quả nhất định như cải thiện kết quả học tập, củng cố kiến thức và duy trì mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhà.

Không đặt nặng điểm số

Việc đặt nặng điểm số sẽ vô tình tạo ra một đứa trẻ mắc bệnh “thành tích” trong tương lai. Ðiểm số cũng quan trọng nhưng không nói lên tất cả. Quan trọng là các em đã học được gì ở trường, đã vận dụng được gì từ những kiến thức mình tiếp thu. Thay vì gặng hỏi “bài kiểm tra hôm nay con được bao nhiêu điểm?”, phụ huynh hãy quan tâm nhiều hơn đến con đã làm được những gì trong bài kiểm tra, suy nghĩ và cảm nhận của trẻ. Mỗi ngày, bố mẹ nên dành khoảng thời gian chất lượng để trò chuyện với con, về các hoạt động hằng ngày ở lớp học hay những điều mà bạn cảm thấy thú vị cần chia sẻ với trẻ.

Quan tâm đến môi trường học tập của trẻ 

Môi trường học tập ảnh hưởng nhiều đến kết quả học của con. Ðôi khi có những vấn đề nảy sinh trong lớp học như: bị bạn bè cô lập, không theo kịp các bạn, căng thẳng do không thể hoàn thành bài vở đúng hạn… cũng khiến con bị áp lực và sợ đến trường. Do đó, cha mẹ hãy thường xuyên quan tâm đến môi trường học tập của con để kịp thời tháo gỡ khó khăn mà con gặp phải, giúp con có hứng thú mỗi khi đến trường.

Hãy khen ngợi khi con đã nỗ lực .

Hãy khen ngợi khi con đã nỗ lực .

Khen ngợi trẻ

Khen ngợi cũng là một cách động viên, tạo cho trẻ động lực trong học tập. Ðừng chờ đến khi con đạt được thành tích nổi bật so với bạn bè mới khen, bởi vì con trẻ luôn cần được cha mẹ khen để thấy rằng con được quan tâm và ghi nhận. Lời khen cũng cần đúng thời điểm, phải cụ thể và chân thành như: "Mẹ rất thích ý tưởng này trong bài văn của con, vừa sâu sắc vừa ấn tượng" hoặc "Con vẽ hay lắm". Lời khen của cha mẹ sẽ là động lực để trẻ quyết tâm và cố gắng đạt thành tích cao hơn nữa.

Phần thưởng của cha mẹ là điều con trẻ mong đợi

Một số phụ huynh thường hứa sẽ thưởng cho con một chuyến du lịch, hay cái điện thoại, hoặc đồ vật mà con ao ước nếu con làm bài thi thật tốt và đương nhiên nếu thi điểm thấp sẽ chẳng được gì. Việc gắn phần thưởng với thành tích học tập sẽ hình thành cho trẻ suy nghĩ học chỉ để lấy được phần thưởng, chứ không hiểu được việc học tốt sẽ mang đến cho trẻ lợi ích gì. Một phần thưởng quá lớn cũng là điều không nên, vì vô tình cha mẹ đã tạo áp lực cho trẻ, khiến con cảm thấy căng thẳng với việc làm sao đạt thành tích. Nếu thất bại, trẻ dễ sa vào tâm lý tự ti, thất vọng về bản thân. Thay vì hứa hẹn tặng cho con một món quà thật lớn thì chỉ cần một món quà nhỏ cũng đủ khích lệ trẻ. Phần thưởng sẽ động viên trẻ cố gắng hơn và cũng không làm cho trẻ quá hối tiếc nếu vuột mất cơ hội giành được phần thưởng đó.

Tạo cơ hội cho con phát huy sở trường, bày tỏ quan điểm

Bên cạnh việc bồi dưỡng và phát huy những kiến thức phổ thông cho con, cha mẹ cũng nên tìm hiểu những kỹ năng, lĩnh vực mà con thật sự nổi trội và yêu thích để con có cơ hội phát triển bản thân. Ðừng ép buộc con phải trở thành nghệ sĩ piano khi con yêu thích và có năng khiếu với hội họa. Chính niềm đam mê là cách giúp trẻ ham học tốt nhất và thế mạnh về kỹ năng sẽ giúp con dễ thành công. Bên cạnh đó, việc rèn luyện bằng cách tự trình bày quan điểm, lập trường hay biểu lộ cảm xúc của mình trước những gì được học sẽ giúp trẻ tự tin và có hứng học tập hơn.

Học tập không hề nhàm chán. Bằng cách kết hợp một chút sáng tạo, bạn có thể giúp con nắm bắt và thích học hơn bao giờ hết.

Kim Liên
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

6 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Trong 10 ngày tới, khu vực Trung Bộ có mưa lớn trên diện rộng

Trong 10 ngày tới, khu vực Trung Bộ có mưa lớn trên diện rộng

6 tháng trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 9 đến ngày 20/10, khu vực Trung Bộ có thể xuất hiện một số hình thái thời tiết xấu gây mưa lớn gồm: Dải hội tụ nhiệt đới...
Thanh Hóa tuyên dương Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2023

Thanh Hóa tuyên dương Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2023

6 tháng trước

Ngày 9/10, tỉnh Thanh Hóa tổ chức tuyên dương và trao thưởng cho em Lê Xuân Mạnh (học sinh lớp 12A1 Trường Trung học Phổ thông Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa). Với 220 điểm, Lê Xuân Mạnh đã...
Kịp thời phát hiện vụ cháy thư viện trường tiểu học tại Hà Nội

Kịp thời phát hiện vụ cháy thư viện trường tiểu học tại Hà Nội

6 tháng trước

Sáng 9/10, Lãnh đạo phường Đồng Mai, quận Hà Đông, TP Hà Nội xác nhận vụ cháy tại trường Tiểu học Đồng Mai 1. Ngay sau khi phát hiện cháy, lực lượng chữa cháy cơ sở, các thầy cô đã...