THỨ HAI, NGÀY 06 THÁNG 05 NĂM 2024 06:08

Những đứa trẻ "nghiện" smartphone vì vắng mẹ

13/06/2023 | 10:33
Khi Li Xiaofeng bị bắt quả tang dùng điện thoại, nhà trường tịch thu, người mẹ làu bàu rồi mua đồng hồ thông minh để giữ liên lạc với đứa con cách xa 1.000 km.

Nhưng như thế chưa đủ với Li. Mỗi tháng bố mẹ cho 1.000 tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) nhưng cậu chỉ ăn bánh bao hấp trong suốt hai tháng để tiết kiệm mua một chiếc điện thoại thông minh.

"Em không thể sống thiếu điện thoại", cậu nói. Cậu ít liên lạc với bố mẹ nhưng cần nó để chơi game, xem video giết thời gian.

Trẻ em chơi game trên điện thoại di động ở quận tự trị Honghe Hani, tỉnh Vân Nam. Ảnh: Sixthtone

Trẻ em chơi game trên điện thoại di động ở quận tự trị Honghe Hani, tỉnh Vân Nam. Ảnh: Sixthtone

Li nằm trong số 6 triệu trẻ em bị bỏ lại vì bố mẹ đi làm xa ở Trung Quốc. Cha mẹ cậu đến Bắc Kinh nhiều năm trước để mưu sinh. Bố làm trong cửa hàng bánh mỳ kẹp, mẹ dọn phòng. Li ở với bố mẹ tới năm 2018, khi 13 tuổi thì bất ngờ bị đưa về vùng nông thôn Trú Mã Điếm, quê Hà Nam.

Những ngày trong tuần Li ở trường nội trú công lập, cuối tuần ở một mình nên cậu bé chỉ biết tìm niềm an ủi trong các video ngắn và trò chơi. Điện thoại trở thành liên kết duy nhất của cậu với thế giới bên ngoài. "Nhà trường cắt điện ký túc xá lúc 23h. Khi tất cả đã ngủ là lúc em bắt đầu chơi game", cậu nói. Thông thường cậu thức chơi đến 2, 3h sáng và dậy lúc 6h đi học. Lên lớp cậu sẽ ngủ.

Câu chuyện của Li phản ánh vai trò phổ biến của công nghệ trong việc định hình cuộc sống và tương lai của thanh thiếu niên. Năm 2018, ngành giáo dục Trung Quốc cấm học sinh tiểu học và trung học cơ sở sử dụng thiết bị điện tử trong khuôn viên trường học để chống lại chứng nghiện smartphone. Ba năm sau, Trung Quốc tiếp tục giới hạn trẻ vị thành niên chỉ được chơi game trực tuyến một giờ vào cuối tuần sau khi có báo cáo cho thấy 40 triệu trẻ vị thành niên chơi game trực tuyến.

Bất chấp những hành động, một nghiên cứu mới đây của Đại học Vũ Hán cho thấy vấn đề vẫn tiếp tục nghiêm trọng hơn. Khảo sát hơn 13.000 trẻ vắng cha mẹ ở cấp tiểu học và trung học cơ sở tại 9 huyện ở 3 tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Hà Nam, các nhà nghiên cứu phát hiện hơn 40% có di động và gần một nửa dùng điện thoại của ông bà, 21,3% phụ huynh cho biết con nghiện điện thoại.

Hầu hết các cuộc khảo sát thực hiện năm 2021. Theo nghiên cứu, học online làm trầm trọng thêm vấn đề.

"Giáo viên chủ nhiệm của một trường cấp hai ở thị trấn Hồ Nam cho tôi xem bảng xếp hạng thành tích học tập của lớp cô ấy và nói 40% học sinh kém nhất đều nghiện game di động", Yi Zhuo, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Quản trị nông thôn Trung Quốc tại Đại học Vũ Hán cho biết.

Cuộc khảo sát của Đại học Vũ Hán cũng tiết lộ những tác động đáng lo ngại mà điện thoại di động gây ra đối với sức khỏe thể chất của trẻ. Ở một trường trung học cơ sở, 30% học sinh có thị lực kém nghiêm trọng, trong khi ở một trường khác, khoảng 2/3 học sinh phải đeo kính. Ngoài ra, các giáo viên quan sát thấy học sinh thiếu tập trung vào các ngày trong tuần vì háo hức chờ đợi cuối tuần để sử dụng điện thoại trong thời gian dài.

Trẻ em mải mê với trò chơi di động tại một khu chợ ẩm ướt ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: Sixthtone

Trẻ em mải mê với trò chơi di động tại một khu chợ ẩm ướt ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: Sixthtone

Ở Thượng Hải, Fan Yan, 40 tuổi, làm giúp việc còn chồng làm tài xế xe tải. Ba con trai đã bị "bỏ lại phía sau" tại quê nhà Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô.

Khi Covid-19, Fan đã chi 1.000 tệ để mua cho con học lớp 8 một chiếc điện thoại học online. Trái với những gì mong đợi, thành tích của con tuột dốc không phanh. "Chúng tôi không được học hành tới nơi tới chốn nên đã gửi đến trường tư thục tốt nhất bất kể học phí. Nhưng sau khi có điện thoại, đi đâu con cũng mang theo và chơi game bất cứ khi nào", người mẹ chia sẻ.

Kết quả, con trai thất bại kỳ thi lên cấp ba. Con thứ hai 13 tuổi nhận được chiếc điện thoại này để học online. "Một đêm nọ tôi dậy nửa đêm thì thấy con đang xem Douyin (phiên bản tiếng Trung của TikTok)", Fan kể.

Trong 20 năm qua, hàng nghìn thanh thiếu niên Trung Quốc đã bị gán mác "nghiện internet" và được gửi vào các trung tâm phục hồi chức năng. Tại Trung tâm Quande ở Hồ Nam, một giáo viên họ Tang cho biết bất kể trẻ em nghiện thiết bị nào thì vấn đề cơ bản của chúng đều giống nhau. "Đó là một loại bệnh tâm thần", anh nói.

Trung tâm có 30 học viên, hầu hết là học sinh cấp hai, còn lại là tiểu học. "Số học sinh nghiện smartphone ngày càng trẻ hóa", Li nói. Dù vậy, các trung tâm này từng bị dư luận lên án vì lạm dụng thuốc tác động lên thần kinh với những người nghiện game.

Theo Li Angran, phó giáo sư tại Đại học New York Thượng Hải, trẻ em sẽ luôn tìm cách tiếp cận các tiện ích. Đó là lý do tại sao ông nhấn mạnh điều quan trọng hơn là hướng dẫn con cách sử dụng đúng đắn hơn là cấm đoán.

Vị giáo sư tin rằng điện thoại thông minh không xấu, mà quan trọng các chính sách của chính phủ cần hướng dẫn những đứa trẻ bị bỏ lại sử dụng các thiết bị thông minh theo cách tốt hơn. Hiện tại, các trường chỉ đơn giản thực hiện những gì cơ quan nhà nước quy định - học sinh không được mang điện thoại di động vào trường.

"Khoảng cách kỹ thuật số này đang làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong giáo dục. Một khi cha mẹ có nền tảng giáo dục tốt biết cách tận dụng các thiết bị internet sẽ giúp được con cái tiến bộ", Li Angran nói.

Bố mẹ Li Xiaofeng đã tặng con trai chiếc điện thoại đầu tiên khi 10 tuổi. Ngay cả thời sống cùng, mỗi người cũng ôm điện thoại của mình. Và Li trở nên nghiện nó khi đến trường nội trú Trú Mã Điếm. Hậu quả sau nhiều lần bị bắt quả tang, cậu bị đuổi học.

Gia đình đăng ký cho Li học trường tư thục, nhưng cậu kém đến nỗi họ phải rút lui. Năm 2021 Li bỏ học cấp hai hoàn toàn. Cha đưa Li trở lại Bắc Kinh học trường nghề. Hiện 18 tuổi, Li vẫn ở trường. Cậu thích ở nội trú với 7 cậu bạn khác và không còn cần phải trốn để chơi điện thoại nữa. "Chúng cháu chơi game 2-3 h sáng. Chẳng ai đến kiểm tra như ngày xưa", cậu nói.

Cậu cũng không biết kế hoạch tương lai.

Theo vnexpress.net
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Khoảnh khắc 4 đứa trẻ sống sót thần kỳ trong rừng gặp người cứu hộ

Khoảnh khắc 4 đứa trẻ sống sót thần kỳ trong rừng gặp người cứu hộ

10 tháng trước

Truyền hình Colombia hôm 11/6 phát đi những hình ảnh xúc động về khoảnh khắc 4 đứa trẻ sống sót trong rừng 40 ngày sau vụ tai nạn máy bay gặp được những người cứu hộ.
Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời

Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời

10 tháng trước

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Chúng ta phải chung sức, đồng lòng, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tạo động lực, truyền cảm hứng để người người...
6 điều cha mẹ tuyệt đối không ép con làm

6 điều cha mẹ tuyệt đối không ép con làm

10 tháng trước

Trẻ em chưa thể suy nghĩ thấu đáo như người lớn, nhưng trong một số trường hợp, trẻ nên được phép đưa ra quyết định của riêng mình .
Thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh đạt điểm cao nhất 133/150 điểm

Thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh đạt điểm cao nhất 133/150 điểm

10 tháng trước

Ngày 12/6, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm Kỳ thi Đánh giá năng lực Trung học Phổ thông năm 2023 (HSA), thí sinh đạt điểm cao nhất là 133/150 điểm.
Cảnh báo có nhiều website giả thông tin lịch cắt điện

Cảnh báo có nhiều website giả thông tin lịch cắt điện

10 tháng trước

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, gần đây trên mạng liên tục xuất hiện các trang web giả mạo thông tin về lịch ngừng, giảm cung cấp điện tại các tỉnh, thành phố phía...