THỨ BA, NGÀY 14 THÁNG 05 NĂM 2024 02:10

Những món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun sán

31/10/2023 | 15:08
Ấu trùng giun sán có thể lây truyền cho con người qua đường ăn uống khi tiêu thụ các món tái sống, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa trứng hoặc nang mang ấu trùng. Một số loại khác có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da khi tiếp xúc.
Lòng lợn, tiết canh có thể gây nhiễm trùng các loại sán dây, sán lá gan và liên cầu khuẩn.

Lòng lợn, tiết canh có thể gây nhiễm trùng các loại sán dây, sán lá gan và liên cầu khuẩn.

Lòng lợn

Lòng lợn cũng là món ăn dễ bị nhiễm các loại sán do trong quá trình tiêu hoá, sán có thể xâm nhập và trú ngụ tại bộ phận này của con lợn. Khi dùng lòng lợn để làm món ăn, nếu chế biến không cẩn thận sẽ không loại bỏ hoàn toàn được sán, dẫn đến nhiễm bệnh vào cơ thể con người, lòng lợn cũng là bộ phận chứa nhiều sán nhất cũng như khó lòng loại bỏ trực khuẩn nguy hại cho cơ thể.

Tiết canh

Tiết canh được chế biến từ máu động vật, lại không qua chế biến bằng nhiệt độ nên cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán rất cao. Nó có thể mang mầm bệnh từ máu động vật, là gia tăng nguy cơ mắc giun sán, ấu trùng sán... Không những thế, ăn tiết canh còn có thể gây nên các căn bệnh về tiêu hoá, bệnh viêm não... nếu không được chế biến đảm bảo.

Do sống trong môi trường ao hồ, ốc là loại thực phẩm mang nhiều ký sinh trùng nguy hiểm.

Do sống trong môi trường ao hồ, ốc là loại thực phẩm mang nhiều ký sinh trùng nguy hiểm.

Các món từ ốc

Ốc là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Sống ở tầng đáy của sông ngòi, ao hồ, ốc vùi mình trong bùn vì thế nguy cơ bị nhiễm khuẩn, thường ẩn chứa nhiều kí sinh trùng có hại. Khi không được chế biến cẩn thận, đảm bảo, không loại bỏ hết giun, sán có trong ốc thì nguy cơ làm lây nhiễm vào cơ thể là rất cao.

Các loại thịt tái

Trong các loại thịt sống, thịt chế biến chưa chín hẳn cũng có thể chứa sán và không ăn chín càng làm chúng có điều kiện đi vào cơ thể, gây nên các bệnh về tiêu hoá, ảnh hưởng cả đến khớp, não... Thịt bò tái hay các món tái, nhúng là nguyên nhân chính khiến các loại sán xâm nhập cơ thể.

Các loại sán khi ăn thịt bò tái là sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.

Dù trong môi trường nước mặn, các loại hải sản vẫn có thể chứa giun sán.

Dù trong môi trường nước mặn, các loại hải sản vẫn có thể chứa giun sán.

Các món gỏi hải sản, hải sản sống

Nhiều món gỏi hải sản, hải sản sống như sushi hay sishimi thường rất được ưa chuộng bởi giữ nguyên được hương vị của món ăn. Tuy nhiên, hải sản sống cũng chứa nhiều ký sinh trùng và có thể là con đường đưa sán vào cơ thể chúng ta, tấn công các bộ phận điển hình là ruột, gan, túi mật...

Rau cần có khả năng chứa nhiều sán nên cần được nấu chín khi ăn.

Rau cần có khả năng chứa nhiều sán nên cần được nấu chín khi ăn.

Rau sống

Rau sống là món ăn được nhiều người Việt Nam ưa chuộng nhưng cũng là một trong những loại thực phẩm có nguy cơ làm lây nhiễm sán cao nhất, điển hình là các loại trồng thuỷ sinh do ấu trùng đuôi và nang trùng sán lá gan lớn bám vào rau thủy sinh hoặc bơi trong nước. Nếu con người ăn sống các loại rau mọc dưới nước như: rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong… hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Lời khuyên từ bác sĩ

Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh (Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết khi nhiễm giun sán, người bệnh thường có các biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, mệt mỏi, ngứa da. Bệnh diễn tiến âm thầm, nhiều trường hợp vô tình phát hiện khi đi khám sức khỏe có thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu.

Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, nhiễm giun sán có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc ruột hay ống mật, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu, viêm đường mật, ho ra máu, áp xe gan, viêm não, viêm màng não... Sau khi khỏi, người bệnh vẫn có thể tái nhiễm nếu không ăn uống hợp vệ sinh và tẩy giun định kỳ.

Theo bác sĩ Khanh, nhiều người có thói quen uống rượu sau khi sử dụng đồ sống, chín tái để "tiêu diệt" ký sinh trùng. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Khanh, nồng độ cồn trong rượu khi vào dạ dày sẽ bị làm loãng nên không mang lại tác dụng. Các loài ký sinh trùng có thể tồn tại trong môi trường axit dạ dày nên bổ sung thêm gia vị chua, cay cũng không thể diệt trừ được chúng. Tuy vậy, ký sinh trùng có thể chết khi được đun nóng ở nhiệt độ khoảng 60-70 độ C. Cách duy nhất để tiêu diệt chúng hoàn toàn là nấu đồ ăn thức uống ở nhiệt độ cao. Tùy từng loại thực phẩm, thời gian chế biến khác nhau.

Ngoài ra, các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo hoặc thú cưng khác cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm giun sán cho con người, nhất là trẻ em khi chơi đùa với chúng.

Thú cưng cần được tẩy giun sán định kỳ tránh lây nhiễm cho con người.

Thú cưng cần được tẩy giun sán định kỳ tránh lây nhiễm cho con người.

Để phòng ngừa các bệnh do giun sán, ký sinh trùng, người dân cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc:

- Ăn chín, uống sôi.

- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh.

- Tẩy giun sán định kỳ cho chó mèo.

- Uống thuốc giun định kỳ một năm 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 tháng (liều lượng tùy vào độ tuổi theo chỉ định của bác sĩ).

XQ
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

6 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
FDA cảnh báo men vi sinh có thể gây tử vong ở trẻ sinh non

FDA cảnh báo men vi sinh có thể gây tử vong ở trẻ sinh non

6 tháng trước

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo men vi sinh (probiotic) có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ sinh thiếu tháng.
Bãi bỏ một số Nghị quyết phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành

Bãi bỏ một số Nghị quyết phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành

6 tháng trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 174/NQ-CP ngày 28/10/2023 bãi bỏ một số Nghị quyết phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành.
Đắk Nông: Cấp cứu kịp thời hai bệnh nhi bị tai nạn vỡ nội tạng

Đắk Nông: Cấp cứu kịp thời hai bệnh nhi bị tai nạn vỡ nội tạng

6 tháng trước

Bệnh viện Đa khoa Đắk Nông thông tin, vừa cứu hai trường hợp thoát khỏi tình trạng nguy kịch do ngã xe, sức khỏe các bệnh nhân dần ổn định.
Biến chứng nguy hiểm ở trẻ sốt xuất huyết tăng cân

Biến chứng nguy hiểm ở trẻ sốt xuất huyết tăng cân

6 tháng trước

4 ngày sau khi bắt đầu sốt nhẹ, bé gái 5 tháng tuổi ói dịch nâu, bụng chướng, được phát hiện sốc sốt xuất huyết nặng.