THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 05:36

Những việc cần làm khi trẻ mồ côi tăng đột biến

16/10/2021 | 13:43
Đại dịch Covid-19 đã làm cho trẻ em mồ côi (thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt) tăng đột biến. Các cơ quan chức năng và xã hội phải làm gì để giải quyết vấn đề này?
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận thăm và tặng quà trẻ mồ côi. Ảnh Y Vân

Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận thăm và tặng quà trẻ mồ côi. Ảnh Y Vân

Số trẻ cần hỗ trợ tăng lên rất nhiều

Theo công bố của Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, đầu năm học mới, Thành phố có trên 1.500 học sinh bậc học phổ thông, giáo dục thường xuyên trở thành mồ côi vì cha mẹ mất do dịch Covid-19. Con số này chắc còn tăng nếu tính cả trẻ ở độ tuổi mầm, các trường hợp đặc biệt khác. Nếu tính cả tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, các tỉnh vùng dịch miền Tây và một số nơi khác nữa thì con số trẻ mồ côi không nơi nương tựa trong cả nước thì con số sẽ là nhiều ngàn. Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng, trong đó trực tiếp là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần phải quan tâm, giải quyết.

Trước hết, chúng ta phải quan tâm đến tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần của các em. Nỗi đau mất cha mẹ, người thân, mất đi trụ cột gia đình là nỗi đau rất lớn; nó còn tạo ra mối lo lắng vì từ đây cuộc sống của các em sẽ trở nên bấp bênh; tương lai của các em đối mặt với nhiều thử thách, cụ thể là mối đe dọa thiếu cái ăn, cái mặc, điều kiện học hành. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, khi trẻ em rơi vào hoàn cảnh này sẽ có nguy cơ sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Nếu các em không được hỗ trợ kịp thời, các em sẽ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, cũng như sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống mai sau.

Trong chủ trương, đường lối của mình, Đảng, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ các đối tượng này. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Nhà nước là có hạn và không thể đáp ứng đầy đủ khi đại dịch Covid-19 gây nhiều thiệt hại về người và của, số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lại tăng đột biến. Vì vậy, cần phải có sự tham gia rộng rãi của các tập thể, cá nhân mới mong giải quyết được vấn đề.

Nhiều trẻ em rơi vào tình trạng không có cha, mẹ hoặc người thân chăm sóc hoặc chính trẻ em phải cách ly điều trị Covid-19. Ảnh minh họa.

Nhiều trẻ em rơi vào tình trạng không có cha, mẹ hoặc người thân chăm sóc hoặc chính trẻ em phải cách ly điều trị Covid-19. Ảnh minh họa.

Những việc đã và đang cần tiến hành khẩn trương

Đó là việc bao nhiêu người dân chưa phải là giàu có gì nhưng vẫn gom tiền để giúp những người tha hương hồi hương tránh dịch. Người đi bộ thì được biếu xe đạp, xe máy; người đói bụng thì được biếu xôi, biếu bánh… Nhìn cảnh dân nghèo đùm bọc nhau trong khó khăn mà ứa nước mắt.

Nhưng rồi những cảnh khổ ải đấy sẽ qua đi. Vấn đề còn lại là hàng ngàn đứa trẻ mồ côi cần phải được chăm sóc, cần có chỗ ăn, chỗ ở và điều kiện học hành. Hơn thế nữa, các em phải được bảo đảm để sức khỏe thể chất và tinh thần ở trạng thái bình thường. Đây là điều không dễ với những đứa trẻ còn quá ít tuổi mà lại mất cha, mất mẹ; trở nên bơ vơ giữa cuộc đời. Vì vậy, điều cần làm nhất lúc này là những người tiếp xúc với các em cần sớm phát hiện các dấu hiệu sang chấn tâm lý để can thiệp kịp thời. Thông thường, những đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh này khó tránh khỏi bị ảnh hưởng, chỉ mức độ khác nhau mà thôi. Vì vậy, cán bộ trong lĩnh vực trẻ em ở các địa phương cần trực tiếp hỗ trợ, hoặc chỉ đạo, yêu cầu cán bộ trong ngành y tế, giáo dục theo dõi, chăm sóc trẻ mồ côi; kịp thời phát hiện các dấu hiệu sang chấn để can thiệp kịp thời.

Đây là việc khó nhưng nếu cố gắng, chúng ta sẽ làm được. Đội ngũ cán bộ cơ sở và những người có chuyên môn công tác xã hội đã có mặt ở nhiều nơi trên đất nước chúng ta. Vấn đề là phải có chính sách hỗ trợ, động viên họ tham gia tích cực.

Công an TP. HCM tặng quà cho trẻ mồ côi vì Covid-19. Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Công an TP. HCM tặng quà cho trẻ mồ côi vì Covid-19. Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Phải nghĩ tới những giải pháp cơ bản, lâu dài

Ở giai đoạn này, Việt Nam đã không còn quá nghèo để cái gì cũng trông chờ vào sự giúp đỡ của quốc tế. Đã đến lúc chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua khó khăn. Và thực tế đang xẩy ra như vậy. Nhiều tổ chức, cá nhân (có nhiều người âm thầm) đã đứng ra làm những việc cụ thể để giúp trẻ mồ côi. Khi nữ ca sĩ Phi Nhung không may qua đời vì Covid-19, một số người đã lên tiếng nhận nuôi 23 người con nuôi của cố ca sĩ Phương Nhung. Thật sự đây là những cháu bé lâm vào hoàn cảnh “hai lần mồ côi”. Chắc chắn các cháu không bị bỏ rơi dù mẹ nuôi của các cháu đã sang bên kia thế giới. 

Nhưng đáng chú ý nhất, đáng quan tâm nhất là việc ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết sẽ mở trường nuôi dạy 1.000 trẻ em mất cha, mẹ và đào tạo liên tục trong 20 năm, với chi phí ước tính mỗi năm khoảng 84 tỷ đồng. FPT là một tập đoàn lớn có tiềm lực về nhiều mặt. Ngoài sức mạnh kinh tế ra, họ có hạ tầng cơ sở ở nhiều nơi, lại có đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, giàu “chất xám”, giàu tình thương, trách nhiệm.

Sau phát biểu của ông Trương Gia Bình, đại diện của FPT cũng đã xác nhận “Chưa đầy 24 giờ từ khi có ý tưởng, anh Bình đã “chốt” luôn việc thành lập trường”. Địa điểm xây trường dự kiến là tại khu đô thị FPT City Đà Nẵng. Tại đây, FPT đã có trường FPT School (đào tạo từ lớp 1 đến 12) và cả đại học FPT. Theo người đại diện thì Trường học được xây dựng theo mô hình trường thiếu sinh quân. Đây là mô hình giúp các em hoà đồng trong sinh hoạt, rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật; dành nhiều thời gian cho học tập để có kiến thức tốt nhất.

Để Trường nuôi dạy trẻ mồ côi của FPT đi vào hoạt động và hoạt động thuận lợi, còn phải làm khá nhiều việc liên quan đến thủ tục và nhận thức trong lĩnh vực nuôi dạy trẻ mồ côi tập trung. Vấn đề quyền trẻ em và gia đình thay thế sẽ được nhắc tới ở đây. Tuy nhiên, dù thế nào thì ý tưởng và nguyện vọng của Tập đoàn FPT là những giải pháp cơ bản, lâu dài, bền vững. Điều này cần được hoan nghênh và ủng hộ. 

Hồ Bất Khuất
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Những giải pháp hỗ trợ cần được lựa chọn vì lợi ích tốt nhất của trẻ em

Những giải pháp hỗ trợ cần được lựa chọn vì lợi ích tốt nhất của trẻ em

2 năm trước

Bày tỏ sự quan tâm sâu sắc và mong muốn được hỗ trợ nhiều nhất cho hơn 1.500 trẻ em ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác bị mất cha mẹ do Covid-19, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện...
Nâng cao cảnh giác, phòng tránh ngộ độc ở trẻ em

Nâng cao cảnh giác, phòng tránh ngộ độc ở trẻ em

2 năm trước

Ngộ độc đối với trẻ em được xem là một loại tai nạn thương tích nguy hiểm, bởi nó vừa gây hậu quả tức thì, vừa gây hậu quả lâu dài. Để phòng chống ngộ độc ở trẻ em có hiệu...
Mong con đến trường nhưng phải an toàn

Mong con đến trường nhưng phải an toàn

2 năm trước

Sau thời gian dài giãn cách học trực tuyến, phụ huynh, học sinh và cả giáo viên đều mong ngóng ngày học sinh được đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, việc quyết định cho học sinh...
Một học sinh ở Quảng Trị bị sóng cuốn mất tích

Một học sinh ở Quảng Trị bị sóng cuốn mất tích

2 năm trước

Vào khoảng 15 giờ ngày 14/10, tại bãi tắm Nhật Tân, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị xảy ra vụ đuối nước khiến 1 học sinh bị sóng cuốn mất tích.