THỨ HAI, NGÀY 20 THÁNG 05 NĂM 2024 05:19

Nỗi khổ của Hội trưởng Hội Phụ huynh

02/11/2023 | 14:09
Khi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm thường hỏi có phụ huynh nào xung phong làm Hội trưởng Hội Phụ huynh (Ban đại diện cha mẹ học sinh) không? Hiếm khi có ai xung phong nhận trọng trách ấy, bởi đây là công việc không lương nhưng vô cùng áp lực. Sau một hồi đùn đẩy không ai muốn làm thì cuối cùng các phụ huynh cũng bầu được Hội trưởng.
Họp phụ huynh. Ảnh minh họa

Họp phụ huynh. Ảnh minh họa

Những nỗi khổ không biết bày tỏ cùng ai

Bị mang tiếng là “cánh tay nối dài” của Hiệu trưởng, là “Hội chuyên đi thu tiền”, Hội trưởng Hội Phụ huynh phải “đứng mũi chịu sào”, thậm chí có lúc là nơi để các bậc phụ huynh trút giận khi họ phải đóng góp nhiều hơn so với dự tính.

Làm Hội trưởng Hội Phụ huynh 3 năm, chị Việt Hoa cho biết, công việc của Hội trưởng Hội phụ huynh không chỉ khá bận rộn mà còn rất áp lực, nhất là mỗi khi phải thu tiền của các bậc phụ huynh. Các khoản thu không phải Hội trưởng Hội phụ huynh nghĩ ra mà do nhà trường, nói chính xác thì là Hiệu trưởng gợi ý hoặc đề nghị đóng góp. Ngoài khoản thu thường niên nộp cho quỹ lớp, quỹ trường để chi cho hoạt động của các con, tặng quà các thầy cô những dịp lễ, Tết như Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11… thì thi thoảng, nhà trường sẽ “gợi ý” Hội phụ huynh các lớp thu tiền tự nguyện sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh cho học sinh, cải tạo thư viện, đóng góp nhân ngày kỷ niệm thành lập trường…

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh như: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Nhưng thực tế, hầu hết các khoản thu tự nguyện của Hội Phụ huynh đều dành cho một vài hoạt động kể trên. Sở dĩ, họ đồng ý với việc đóng góp tự nguyện này là vì mong muốn các con được học tập và sinh hoạt trong điều kiện tốt hơn. Khi đi khảo sát thực tế khu vệ sinh hay thư viện, nhà đa năng một số trường công lập… nhiều phụ huynh thấy buồn và thương các con vì cơ sở vật chất còn khá thiếu thốn. Quyên góp ủng hộ nhà trường vì các em học sinh là một mục đích tốt đẹp, nhưng sau khi quyên góp và nộp số tiền ấy về nhà trường, trường sử dụng như thế nào thì Hội Phụ huynh ít khi được can thiệp. Và nói là đóng góp tự nguyện nhưng phía nhà trường luôn “gợi ý” mức thu tối thiểu để Hội Phụ huynh các lớp cùng thực hiện.

Anh Tuấn Anh, một phụ huynh có tới 2 năm làm Hội trưởng Hội Phụ huynh cho biết, khi về lớp phổ biến các khoản thu tự nguyện, đa số phụ huynh đều đồng tình, nhưng cũng có một số người phản đối. Họ đặt ra câu hỏi “Ðã gọi là tự nguyện thì đóng bao nhiêu tùy tâm, thậm chí không đóng cũng được, sao tự nguyện lại còn áp đặt mức tối thiểu”? Thắc mắc ấy là hoàn toàn chính đáng, lúc ấy, Hội trưởng sẽ phải giải thích thật cặn kẽ cho phụ huynh hiểu. Trong trường hợp, phụ huynh vẫn không muốn đóng, thì đôi khi chính Hội trưởng sẽ phải đóng nhiều hơn để bù vào khoản thiếu đó vì ngại với nhà trường khi không thể thu đủ mức tối thiểu.

61646cdb658d5

Hội trưởng Hội Phụ huynh cần những phẩm chất và kỹ năng gì?

Hội trưởng Hội Phụ huynh là cầu nối giữa học sinh, cha mẹ với giáo viên và nhà trường để chăm sóc, bảo vệ và giáo dục học sinh tốt hơn.

Bạn có biết, để trở thành một Hội trưởng Hội Phụ huynh, bạn cần có kỹ năng quản trị thời gian thật tốt, bởi bên cạnh công việc tại cơ quan, việc nhà, bạn sẽ phải tiếp nhận những công việc không tên, không theo kế hoạch, thậm chí có thể phải làm ngoài giờ như đi thăm học sinh trong lớp bị ốm, đi viếng đám hiếu bố/ mẹ của một giáo viên nào đó trong lớp, chuẩn bị và tham gia mỗi lần lớp con đi dã ngoại, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động tập thể như vui Tết Thiếu nhi, Tết Trung thu…, cùng các con chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11… Ðể các hoạt động này thành công tốt đẹp, Hội trưởng Hội Phụ huynh còn cần thêm cả kỹ năng tổ chức sự kiện.

Và trong những ngày lễ trọng đại ấy, Hội trưởng Hội Phụ huynh đồng thời cũng là “phóng viên” vừa chụp ảnh, vừa quay phim từ đầu đến cuối chương trình để gửi clip vào Zalo lớp cho các bậc phụ huynh khác xem. Nhiều bậc phụ huynh để có thể đồng hành cùng lớp của con phải xin nghỉ phép hoặc đi làm muộn vào những ngày đặc biệt này.

 Là người tham dự các cuộc họp với Ban giám hiệu nhà trường và về truyền đạt lại các thông tin cho cha mẹ học sinh, Hội trưởng Hội Phụ huynh cần có kỹ năng xử lý thông tin, có khả năng ăn nói, thậm chí còn phải biết làm công tác “dân vận”, đàm phán trong trường hợp lớp có nhiều ý kiến trái chiều.

Quản lý thu chi quỹ lớp, các khoản thu tự nguyện, đại diện Hội Phụ huynh học sinh đồng thời cũng cần có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp như một kế toán và thủ quỹ, nếu không ghi chép và tính toán cẩn thận để xảy ra nhầm lẫn, có khi họ phải bỏ tiền túi ra đền.

Ðể hài hòa giữa lợi ích của nhà trường với cha mẹ và học sinh, đại diện Hội Phụ huynh phải ứng xử một cách khéo léo và tinh tế, thậm chí phải biết cương nhu đúng lúc, đúng thời điểm.

Nếu bạn chưa từng làm Hội trưởng Hội Phụ huynh thì đừng vội đưa ra bất cứ phán xét nào. Ðúng là có Hội trưởng Hội Phụ huynh là “cánh tay nối dài” của Hiệu trưởng, nhưng không phải người hội trưởng nào cũng thế. Nhiều Hội trưởng làm việc rất có trách nhiệm với nhà trường cũng như phía cha mẹ học sinh, mỗi lần phải thu bất cứ khoản đóng góp tự nguyện nào họ cũng đắn đo, suy nghĩ, cố gắng làm sao thu ít nhất nhưng vẫn đạt yêu cầu nhà trường đã đưa ra. Dù ở đâu, vẫn luôn có những phụ huynh tâm huyết và sẵn sàng đảm nhận công việc này với mong muốn có thể làm những điều tốt nhất cho con em mình.

Bình Yên
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

6 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Tạp chí Lao động và Xã hội: 55 năm xuất bản số đầu tiên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Tạp chí Lao động và Xã hội: 55 năm xuất bản số đầu tiên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

6 tháng trước

Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Xã hội đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm xuất bản số đầu tiên (tháng 10/1968 - 10/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì...
Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Ngày hội văn hoá các dân tộc

Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Ngày hội văn hoá các dân tộc

6 tháng trước

Nhằm giáo dục cho học sinh hiểu về văn hoá của các DTTS trên địa bàn tỉnh, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Ngày hội văn hoá các dân tộc.
Một học sinh ở Tuyên Quang nhặt được của rơi, trả người đánh mất

Một học sinh ở Tuyên Quang nhặt được của rơi, trả người đánh mất

6 tháng trước

Một học sinh tiểu học tại Tuyên Quang nhặt được điện thoại đã mang đến cơ quan công an nhờ tìm người đánh rơi.