THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 05 NĂM 2024 12:49

Nối rộng yêu thương

14/07/2020 | 16:52

Tình yêu thương lấp đầy khoảng trống
 
 Tôi là người khuyết tật. Hiện nay, tôi đã 41 tuổi và đang có công việc ổn định. Cũng như bao bạn khuyết tật khác, tôi lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của gia đình, cộng đồng. Mỗi bước tiến dẫu bao khó nhọc của người khuyết tật đều có tấm lòng sẻ chia của mọi người xung quanh.
 
Tôi bị tật bẩm sinh, một chân khó khăn vận động. Từ khi nhận thức được, tôi đã có rất nhiều câu hỏi với cha mẹ, người thân về số phận, sự khuyết tật, tương lai của mình. Tôi nhận được cả nước mắt và bao lời động viên. Đó là “điểm tựa” để tôi lớn lên trong sự thương yêu, chăm sóc của gia đình, cộng đồng và những người xung quanh.
 
Nhà tôi có 4 chị em. Là con trai lớn lại thiệt thòi hơn, nên tôi được cha mẹ và các chị em quan tâm đặc biệt. Tình thương chính là sợi dây gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình, mọi người trong cộng đồng, tạo nên một xã hội nhân văn, đầy ắp tình người. Tôi được đến trường, thầy cô, bạn bè mở rộng vòng tay. Sống nhận được lòng yêu thương, tôi nhận thấy, cuộc đời của mỗi người là một hành trình để chúng ta có thể từng bước, từng bước chiêm nghiệm ý nghĩa của cuộc sống. Cuộc sống này thật đáng sống khi chúng ta đối xử với nhau bằng tình yêu thương, niềm tin và khát vọng hướng về những điều tốt đẹp nhất. Sự quan tâm đó không những được thể hiện bằng những chính sách ưu tiên của Nhà nước mà còn biểu lộ bằng thái độ và hành động thiết thực của mọi người luôn bầy tỏ tấm lòng thân ái và sẵn sàng giúp đỡ những người đồng bào mình không may bị khuyết tật. Đấy cũng là cách ứng xử theo đúng truyền thống đạo lý “Thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam ta.
 

Cộng đồng xã hội chăm sóc, hỗ trợ, tạo cơ hội cho người khuyết tật.
 
 
Đồng lòng, chung tay cưu mang, chia sẻ 
 
Không chỉ đến khi dịch Covid-19 xảy ra, tinh thần chung tay vì cộng đồng, tấm lòng "tương thân, tương ái" mới tỏa sáng và trở thành yếu tố cốt lõi, nguyên nhân sâu xa cho những thành công bước đầu của Việt Nam trong nỗ lực khống chế đại dịch. 
 
Khi dịch bệnh xảy ra, đã có không ít nỗi lo của các bạn khuyết tật, nhiều bạn òa khóc vì  nỗi lo mưu sinh, sức khỏe. Tình yêu thương của cộng đồng dành cho người khuyết tật rất kịp thời, ấm áp, vô cùng đơn giản và rất gần gũi với tất cả mọi người. Nó xây dựng nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người, làm cho cuộc sống trở nên ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Món quà của sự yêu thương không nhất thiết phải là vật chất, mà chỉ đơn giản là lời động viên, sự chia sẻ đầy thiện cảm, chân thành… Bấy nhiêu đó cũng đủ làm ấm lòng người nhận, thể hiện được sự đồng cảm, sẻ chia, gắn bó và thấu hiểu lẫn nhau.
 
Cùng cộng đồng vượt qua dịch bệnh, người khuyết tật có niềm tự tin để sống, chiến thắng những khó khăn. Chúng tôi được trợ giúp về mọi mặt: khẩu trang, nước sát khuẩn, gạo và thực phẩm…  Chính yêu thương đã giúp chúng tôi có được niềm tin, nhận ra được lẽ sống, nhìn ra cái đẹp, thấy được những điều tích cực xung quanh mình. Cộng đồng người khuyết tật cùng góp tay với cộng đồng chung bằng khả năng có thể.
 
Mỗi người trong một xã hội rộng lớn, dù vòng tay có rộng, có bao la đến đâu cũng chẳng thể vươn dài đủ để giúp đỡ tất cả nếu thiếu tinh thần "tương thân, tương ái" của cộng đồng. Một chút sẻ chia, dù là nhỏ nhất cũng không bao giờ là thừa thãi, những “cơn gió nhỏ” sẽ trở thành “cơn bão lớn” khi cả xã hội cùng chung tay.
 
Như vậy là cùng với lòng nhân ái được trao truyền qua nhiều thế hệ, những đòi hỏi của cuộc sống mới hôm nay về văn hóa ứng xử, về nếp sống văn minh cũng có ý nghĩa tiếp sức, nuôi dưỡng phẩm chất quan trọng này.


Ảnh minh họa

 Trong cuộc sống thường ngày, có rất nhiều lý do để những người yếu đuối trở nên tự ti, hay than thở về những thiếu khuyết của bản thân. Ai ai cũng ngó lên những nấc thang cao hơn để so bì và phấn đấu, ít ai bằng lòng với những gì mình đang có. Nhưng rồi khi hoạn nạn, người Việt bỗng xích lại gần nhau hơn, tính toán thiệt hơn cũng vì thế mà giảm. Mọi người vị tha vì nhau, phẩm chất “lá lành đùm lá rách” của người Việt đã có từ nghìn đời nay như sức mạnh của giá trị tốt đẹp trỗi dậy, xã hội xích lại gần nhau, biết yêu thương nhau hơn. Và thay vì quan tâm đến các tin giật gân, người ta tìm được những hành động đẹp, việc làm tử tế đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở mỗi con đường, góc phố, xóm làng. Đó sẽ là những điều còn đọng lại mãi mãi trong tim của người Việt. 

 Mỗi người trong một xã hội rộng lớn, dù vòng tay có rộng, có bao la đến đâu cũng chẳng thể vươn dài đủ để giúp đỡ tất cả nếu thiếu tinh thần "tương thân, tương ái" của cộng đồng. Một chút sẻ chia, dù là nhỏ nhất cũng không bao giờ là thừa thãi, những “cơn gió nhỏ” sẽ trở thành “cơn bão lớn” khi cả xã hội cùng chung tay.
 

Nguyên Nam/GĐTE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

6 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...