THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 03:56

Phát triển công tác xã hội trong ngành giáo dục

11/12/2021 | 09:14
Ngày 9/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Xây dựng kế hoạch phát triển công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2021-2025”.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý, các Sở GD&ĐT tại nhiều địa phương trong cả nước.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Trao đổi tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng công tác xã hội trường học có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của nhà trường thông qua quá trình tác động vào 4 đối tượng chính ở trường học đó là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Công tác xã hội trường học trở thành cầu nối giữa học sinh, gia đình và nhà trường nhằm giúp các em có điều kiện và phát huy khả năng học tập tốt nhất, giải quyết căng thẳng khủng hoảng tinh thần, các dấu hiệu và hành vi tự tử.

Năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 33/TT-BGDDT về hướng dẫn công tác xã hội trong trường học, thể hiện sự quan tâm đến việc chỉ đạo tổ chức công tác xã hội trong trường học. Sau ba năm thực hiện, Thông tư 33 đã cho thấy những kết quả hết sức tích cực, nhận thức của giáo viên, phụ huynh về công tác chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em được nâng cao. Các em học sinh đã được trang bị các kỹ năng tự giải quyết các khó khăn, căng thẳng, khủng hoảng tạm thời về tâm lý, phát huy tiềm năng và năng lực học tập của bản thân. Cùng với đó, các em cũng hiểu được quyền trẻ em, giúp các em tránh được các nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật… Công tác phối hợp giữa ngành giáo dục và các sở, ban, ngành địa phương, phối hợp giữa nhà trường - gia đình ngày càng phát huy hiệu quả trong giáo dục học sinh.

Tuy nhiên, theo ý kiến của một số đại biểu dự hội thảo, Thông tư 33 mặc dù đã được triển khai đồng bộ nhưng vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu. Tại các địa phương, hiện tại vẫn chưa có biên chế cho nhân viên là công tác xã hội trong các trường học. Do đó, cán bộ làm công tác xã hội ở các trường học chủ yếu là kiêm nhiệm. Cùng với đó, một số địa phương sự phối hợp để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo viên làm công tác xã hội trong trường học chưa thực sự mang lại hiệu quả; công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội chưa thực sự được quan tâm trong giáo dục học sinh…

Các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá cao kế hoạch phát triển Công tác xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025. Theo đó, dự thảo kế hoạch đã đưa ra các mục tiêu cụ thể để phát triển công tác xã hội đối với ngành giáo dục.

Để phát triển công tác xã hội trong giành giáo dục giai đoạn 2021-2025, các đại biểu cho rằng cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, quan trọng nhất là phải xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội tron ngành giáo dục. Cùng với đó, cần phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, rà soát, sắp xếp phân công cá bộ, công chức, viên chức nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục.

Cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể để đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục. Song song với đó, cần phải đổi mới, hoàn thiện chương trình đào tạo, nội dung đào tạo công tác xã hội các trình độ giáo dục đại học; nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, nghiên cứu, khảo sát mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội trường học của các nước trong khu vực và thế giới để thúc đẩy phát triển công tác xã hội trong ngành giáo dục. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức về công tác xã hội trong trường học...

Minh Trang
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Điều chỉnh bộ chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 tuổi phù hợp với sự phát triển của khoa học, giáo dục, xã hội

Điều chỉnh bộ chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 tuổi phù hợp với sự phát triển của khoa học, giáo dục, xã hội

2 năm trước

Ngày 8/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên gia về điều chỉnh bộ chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 tuổi.
Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

2 năm trước

Nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng an toàn giao thông cho các em học sinh, góp phần xây dựng một xã hội giao thông an toàn và văn minh, Chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày...
“Phiên tòa giả định” - mô hình tuyên truyền pháp luật mang tính giáo dục cao cho thanh thiếu niên

“Phiên tòa giả định” - mô hình tuyên truyền pháp luật mang tính giáo dục cao cho thanh thiếu niên

2 năm trước

Phiên tòa giả định là một mô hình tuyên truyền pháp luật, xoay quanh chủ đề phòng, chống mua bán người, bạo lực học đường, bạo hành trẻ em, phòng, chống mua bán, tàng trữ, sử dụng...
“Trường đẹp cho em” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao

“Trường đẹp cho em” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao

2 năm trước

Trong những năm qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước,...
Giáo dục bản sắc dân tộc cho trẻ mầm non

Giáo dục bản sắc dân tộc cho trẻ mầm non

2 năm trước

Mô hình "Trường học hạnh phúc gắn với văn hóa bản sắc dân tộc” sau khi được triển khai trong khối trường mầm non đã mang lại những hiệu quả tích cực, tạo điều kiện cho trẻ...