THỨ HAI, NGÀY 06 THÁNG 05 NĂM 2024 12:18

Phát triển kinh tế từ trồng rừng

04/11/2018 | 21:21

Phát triển kinh tế từ những tiềm năng thế mạnh của địa phương

Chúng tôi tìm về thôn Khuân Bén, thôn điển hình về phát triển kinh tế nhờ trồng rừng của xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Bà con cho biết, nhiều năm về trước, người dân trong thôn chỉ biết trồng ngô, sắn… hiệu quả kinh tế không cao. Hưởng ứng theo lời vận động và được sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ kiểm lâm tỉnh, một vài hộ dân trong thôn mạnh dạn chuyển từ trồng sắn sang trồng rừng, chủ yếu là trồng keo. Sau khi thu hoạch thấy trồng keo cho thu nhập cao hơn nên nhiều hộ dân trong thôn học tập và làm theo. 

 Người dân xã Đạo Viện (Yên Sơn) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc rừng trồng

Thôn Khuân Bén hiện có 83 hộ dân, 100% các hộ dân trong thôn trồng rừng, với tổng diện tích 220 ha. Nhờ nguồn thu nhập từ trồng rừng, nhiều hộ dân trong thôn vươn lên thoát nghèo. Hiện thôn có trên 80% hộ dân có nhà xây kiên cố và khoảng 20 hộ có thu nhập trên 200 triệu đồng nhờ trồng rừng, hộ nghèo trong thôn giảm từ 39 hộ (2016) xuống còn 35 hộ. Không chỉ thoát nghèo, nhiều hộ dân thôn Khuân Bén vươn lên làm giàu từ trồng rừng. Là một trong những gia đình làm giàu từ trồng rừng, ông Nguyễn Viết Trọng, thôn Khuân Bén cho hay, mặc dù là cây lâu năm (từ 7 -10 năm mới cho thu hoạch) nhưng so với trồng sắn, trồng ngô, trồng keo mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Hiện trung bình 1 ha rừng keo, cây tốt, đủ tuổi khai thác theo quy định… người trồng có thể thu về khoảng 100 triệu đồng/ha/chu kỳ. Ông Trọng cho biết thêm, gia đình bắt đầu trồng keo từ năm 2000 với tổng diện tích 5 ha. Từ khi khai thác rừng keo lần đầu tiên năm 2010, cuộc sống của gia đình cải thiện nhiều. Đồ dùng trong gia đình như ti vi, tủ lạnh, xe máy… đều được  mua sắm bằng tiền thu hoạch keo của gia đình. Đầu năm 2017, gia đình tiến hành khai thác rừng keo lần thứ hai với diện tích 1,5 ha thu về 190 triệu đồng. Với nguồn vốn này, ông sẽ tiếp tục đầu tư trồng và chăm sóc rừng keo. Đồng thời, đầu tư phát triển nuôi cá, nuôi gà… nâng thu nhập cho gia đình.

Mặc dù, sản xuất lâm nghiệp, trồng rừng đã được triển khai ở Công Đa cách đây hơn 20 năm nhưng vài năm trở lại đây mới thực sự phát triển mạnh. Hiện, trồng rừng là ngành kinh tế mũi nhọn của Công Đa, 100% số hộ dân trên địa bàn xã trồng rừng với tổng diện tích rừng sản xuất trên 3.000 ha, bao gồm các loại cây như: keo, bồ đề, mỡ; trong đó, 200 ha đang trong độ tuổi khai thác. Thu nhập từ trồng rừng giúp các hộ dân ở Công Đa vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện cuộc sống.

Khoảng 5 năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế từ rừng trồng đã được cũng khẳng định ở xã Đạo Viện. Cây keo, cây mỡ đã thành cây trồng chủ lực của nông dân. Toàn xã có 3.951 ha đất lâm nghiệp, chiếm 90% diện tích đất tự nhiên của xã. Bám sát sự chỉ đạo của Đảng ủy xã, hàng năm, Hội Nông dân chủ động phối hợp với UBND xã và các đoàn thể khác đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân làm tốt công tác trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đa số các hộ được giao đất rừng sản xuất đều đã trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Phần diện tích rừng còn lại là các hộ trồng rừng liên doanh với công ty lâm nghiệp. Toàn xã có 505 hội viên thì có trên 70% số hộ hội viên có rừng trồng. Bên cạnh trồng rừng, nhiều hộ còn mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi trâu, bò, dê sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trồng rừng đang là hướng giảm nghèo bền vững, góp phần giúp giảm từ 20 - 30 hộ hội viên nông dân nghèo/năm.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạo Viện - Đinh Thanh Tuyền cho biết thêm: Đa số bà con nông dân trong xã đều chú trọng lựa chọn mua cây giống có nguồn gốc rõ ràng của các cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng. Điều đáng mừng là các nhóm hộ có khoảnh rừng gần nhau đã đoàn kết cùng bỏ vốn thuê máy mở đường lên tận chân rừng tạo thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc và khi khai thác giúp nâng cao hiệu quả kinh tế từ trồng rừng.

Nhờ nguồn thu nhập từ trồng rừng, nhiều hộ dân trong thôn vươn lên thoát nghèo. Hiện thôn có trên 80% hộ dân có nhà xây kiên cố và khoảng 20 hộ có thu nhập trên 200 triệu đồng nhờ trồng rừng, hộ nghèo trong thôn giảm từ 39 hộ (2016) xuống còn 35 hộ. Không chỉ thoát nghèo, nhiều hộ dân thôn Khuân Bén vươn lên làm giàu từ trồng rừng.

Thành Sơn / TC Gia đình & Trẻ em

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...