THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 01:59

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Không có chuyện loại bỏ môn Lịch sử khỏi chương trình giáo dục phổ thông

10/06/2022 | 07:01
Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội chiều 9/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định không có chuyện loại bỏ hay khai tử môn Lịch sử khỏi chương trình giáo dục phổ thông.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có môn lịch sử, rất cụ thể.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu tại diễn đàn Quốc hội chiều 9/6. Ảnh: VGP/Hải Minh

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu tại diễn đàn Quốc hội chiều 9/6. Ảnh: VGP/Hải Minh

Phó Thủ tướng Thường trực nêu ví dụ: Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 14/11/2013 nêu rõ: Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Nghị quyết 88 của Quốc hội, Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã quy định rất rõ là giáo dục phổ thông 12 năm gồm hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm).

Giáo dục cơ bản là bảo đảm cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, trong đó môn Lịch sử là môn bắt buộc còn giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Theo Thông tư số 32/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, trong giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Lịch sử và Địa lý là môn học bắt buộc từ lớp 4 đến lớp 9 với tổng số lượng thời lượng là 560 tiết, trong đó môn Lịch sử chiếm 280 tiết. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12, môn Lịch sử được bố trí là môn học trong tổ hợp khoa học xã hội.

Như vậy, môn Lịch sử được dạy ở tất cả các trường trung học phổ thông, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên lịch sử hiện có.

Trước việc một số ý kiến cho rằng môn Lịch sử là môn lựa chọn dẫn đến việc bỏ hoặc khai tử môn Lịch sử, Phó Thủ tướng Thường trực cho hay, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam liên quan đến chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp trung học phổ thông; tổ chức hội thảo với các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện để đề xuất phương án phù hợp, bảo đảm việc học môn Lịch sử và kiến thức về lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc được tăng cường, và luôn được chú trọng.

PV
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng truyện cổ tích

Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng truyện cổ tích

1 năm trước

Khi các bé còn nhỏ tuổi, cha mẹ không thể dạy trực tiếp các nội dung về đạo đức, cuộc sống,.. nhưng thông qua các câu truyện cổ tích các bé lại học được rằng trong cuộc sống phải...
Những khó khăn trong đáp ứng kiểm định quốc tế về giáo dục tại Việt Nam

Những khó khăn trong đáp ứng kiểm định quốc tế về giáo dục tại Việt Nam

1 năm trước

Theo các chuyên gia về giáo dục, vai trò của kiểm định, đặc biệt là kiểm định quốc tế với các chương trình đào tạo đại học ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay các trường đang...
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị giữ nguyên mức học phí trong năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị giữ nguyên mức học phí trong năm học 2021-2022

1 năm trước

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, trong các tham mưu với Chính phủ thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất giữ nguyên mức học phí trong năm học 2021-2022....