THỨ BẨY, NGÀY 04 THÁNG 05 NĂM 2024 04:38

Quảng Bình tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em

04/10/2021 | 05:58
Quảng Bình hiện có trên 206.863 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 25,9% dân số, trong đó 4.182 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em bất hạnh, kém may mắn luôn được các cấp, các ngành tỉnh Quảng Bình quan tâm.

Thời gian qua, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa ban, ngành, đoàn thể và hưởng ứng tích cực của tổ chức, cá nhân, nhân dân trong tỉnh. Việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu trong Chương trình hành động vì trẻ em ngày càng hiệu quả, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được chú trọng.

Trẻ em Quảng Bình tham gia Chương trình “Gặp mặt đại biểu trẻ em tộc người Đan Lai và trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi lần thứ nhất năm 2020 tại thị xã Cửa Lò - Nghệ An. Ảnh An Nhiên.

Trẻ em Quảng Bình tham gia Chương trình “Gặp mặt đại biểu trẻ em tộc người Đan Lai và trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi lần thứ nhất năm 2020" tại thị xã Cửa Lò - Nghệ An. Ảnh An Nhiên.

Toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Xác định công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là nhiệm vụ quan trọng, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, gia đình, nhà trường và xã hội, trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã phát huy tốt vai trò trong đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên, nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến trẻ em, tham gia có hiệu quả vào hoạt động bảo, vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đồng thời tuyên truyền, vận động thành viên trong gia đình về kiến thức phòng tránh tai nạn, thương tích, phòng, chống xâm hại, bạo hành, xây dựng cộng đồng an toàn.

Để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho trẻ em được chăm sóc, học tập, vui chơi, giải trí, đảm bảo các quyền cơ bản và được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, UBMTQVN tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức thành viên, đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức thực hiện tốt phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, kêu gọi cộng đồng chia sẻ, giúp đỡ trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Liên đoàn Lao động tỉnh đã xây dựng tài liệu và truyền thông trên Trang Thông tin điện tử của đơn vị về tầm quan trọng, vai trò của gia đình, cộng đồng, chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Trẻ em như tìm hiểu về “Quyền và bổn phận của trẻ em”, sinh hoạt chuyên đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”; Triển khai thực hiện chương trình “Rèn luyện phụ trách”, “Rèn luyện đội viên”, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức chương trình “Liên hoan thiếu nhi dân tộc tiêu biểu, thiếu nhi nghèo vượt khó học giỏi” nhằm vinh danh 45 thiếu nhi dân tộc tiêu biểu, thiếu nhi nghèo vượt khó học giỏi trong toàn tỉnh; cụ thể hóa cuộc vận động “Thiếu nhi Quảng Bình thi đua thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy” thành phong trào “Trần Quốc Toản”, “Giúp bạn đến trường”, “Kế hoạch nhỏ”... tạo thành phong trào thi đua sâu rộng trong các liên đội, vận động được đông đảo trẻ em tham gia thu gom sách, báo, ve chai gây quỹ tặng quà, sách giáo khoa, bút viết, áo trắng cho các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cũng đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo , Sở LĐ-TB&XH chăm lo các đối tượng thiếu nhi khó khăn trên địa bàn thông qua hoạt động trong Tháng Hành động vì trẻ em hàng năm, tổ chức chương trình “Đêm hội trăng Rằm” nhân Tết Trung thu, thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán... Những hoạt động ý nghĩa đó đã góp phần giáo dục cho trẻ em tinh thần tương thân, tương ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và huy động nguồn tài trợ từ các đơn vị, nhà hảo tâm.

Cùng với đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm, truyền thông vận động xã hội tham gia thực hiện quyền của trẻ em nhằm phát huy vai trò người bà, người mẹ trong giáo dục, chăm sóc con cháu; duy trì hoạt động của 125 câu lạc bộ hỗ trợ phụ nữ nuôi dạy con tốt tại cộng đồng theo nhóm đối tượng; giúp các ông bố, bà mẹ có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con tốt, trẻ vị thành niên được tiếp cận kiến thức với sức khỏe sinh sản, giáo dục kỹ năng sống... Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu của công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Trao học bổng cho trẻ em nghèo do Tổ chức Zhishan Foundation Taiwan tài trợ (10/2020). Ảnh An Nhiên.

Trao học bổng cho trẻ em nghèo do Tổ chức Zhishan Foundation Taiwan tài trợ (10/2020). Ảnh An Nhiên.

Tính đến thời điểm hiện tại, 151/151 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có nhà văn hóa - đây cũng là nơi vui chơi, sinh hoạt của trẻ em. Hầu hết các hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em gắn với hoạt động của cấp xã, phường, thị trấn. Mặc dù các điểm vui chơi cho các em ở cơ sở còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí nhưng cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo ngành chức năng tạo sân chơi lành mạnh bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú, đặc biệt là trong dịp lễ, Tết, nghỉ hè. Một số huyện đã chỉ đạo xã, phường, thị trấn thành lập câu lạc bộ, tổ chức diễn đàn trẻ em, cuộc thi... tạo cho trẻ em cơ hội được phát biểu ý kiến, đề đạt nguyện vọng với các cấp, ngành chức năng...

Còn nhiều khó khăn và thách thức

Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có lúc chưa chặt chẽ, thường xuyên. Cơ sở vật chất, hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em chưa phát triển... Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thời gian tới của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức do tỷ lệ trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt còn khá cao. Bên cạnh đó, nguy cơ trẻ em bị tai nạn thương tích, bị bạo lực, xâm hại vẫn còn cao với tính chất ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng của môi trường mạng... đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm kiểm soát ngăn ngừa, nhất là đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn...

Do đó, các ngành chức năng sẽ phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em để thay đổi hành vi và trang bị kỹ năng về bảo vệ trẻ em; đẩy mạnh phối hợp liên ngành về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, tai nạn đuối nước; xây dựng, thực hiện hoặc lồng ghép chính sách trợ giúp thực hiện quyền trẻ em nói chung, ưu tiên chính sách trợ giúp có điều kiện cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; duy trì và nhân rộng mô hình ngôi nhà an toàn, cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, diễn đàn trẻ em, Hội đồng trẻ em... nhằm phát huy vai trò của trẻ trong thực hiện quyền, bổn phận của mình, thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ vào các vấn đề trẻ em.

Việt Cường
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
TP. Cần Thơ tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đón Tết Trung thu đầm ấm

TP. Cần Thơ tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đón Tết Trung thu đầm ấm

2 năm trước

Tết Trung thu là dịp mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội thể hiện sự quan tâm chăm sóc trẻ em theo truyền thống dân tộc, đồng thời thể hiện sự chăm lo cả về vật chất và tinh thần...