THỨ HAI, NGÀY 06 THÁNG 05 NĂM 2024 01:29

Sống xanh - từ thông điệp đến hành động

31/08/2019 | 09:35
 
Khai giảng không thả bóng bay vì môi trường.
 
Mở ra ước mơ, ý nghĩa lớn
 
Chuẩn bị khai giảng, bé Nguyễn Nguyệt Linh, học sinh lớp 6 - Trường Marie Curie đã gửi bức thư cho 40 Hiệu trưởng các trường học ở Hà Nội đề nghị nhà trường hạn chế hoặc không thả bóng bay vào ngày khai giảng. Bức thư được lan truyền rộng rãi như một lời kêu gọi về ý thức bảo vệ môi trường. Nhiều trường học sau đó cũng đã phản hồi thư của Nguyệt Linh, đồng ý với ý tưởng không thả bóng bay vào ngày khai giảng sắp tới.
 
Trong bức thư, Nguyệt Linh đã nhấn mạnh thông điệp: “Thả bóng bay lên trời: bay cao ước mơ của các học sinh - giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển”. Cô bé bày tỏ rằng, các nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời vào lễ khai giảng, nhưng khi tìm thấy thông tin bóng bay được làm từ nilon hoặc cao su, có thể gây hại đến các loài chim hay sinh vật khác, em mong muốn các trường không tổ chức hoặc hạn chế hoạt động này. 
 
Từ thông điệp trên, câu chuyện của Nhật Linh được lan tỏa. Nhiều trường học trong cả nước đã lên tiếng hưởng ứng và khẳng định sẽ tổ chức lễ khai giảng không thả bóng bay để bảo vệ môi trường theo ý tưởng của nữ sinh 12 tuổi. Em sớm nhận ra nghi lễ thả bóng bay là một trong những hành động gây hại cho môi trường mà hoàn toàn có thể bỏ được. Hành động nhỏ nhưng ý nghĩa không nhỏ. Ý tưởng nhỏ nhưng ý nghĩa không nhỏ.
Bức thư của Nguyệt Linh sẽ khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường, trước hết là giữ gìn, bảo vệ môi trường ngay trong lớp học, trường học và nơi các em học tập, bằng các việc làm thiết thực.
 
Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường ở nhiều siêu thị.
 
Phong trào và hành động
 
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa qua tại Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, Việt Nam đang triển khai nhiều giải pháp để chống rác thải nhựa và phấn đấu đến năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Bộ Tài Nguyên - Môi trường đã triển khai một kế hoạch truyền thông nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về mối nguy hiểm của rác thải nhựa. Đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp và người dân hưởng ứng.
 
Tiên phong trong việc nói không với đồ nhựa dùng một lần và ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, có nhiều doanh nghiệp ngành giao thông như Vietnam Airlines, Vietjet, Bambo Airways, Sasco. Nhiều doanh nghiệp siêu thị và sản xuất hàng tiêu dùng cũng nhiệt tình hưởng ứng chiến dịch này như Co.op mart, An Phát…
 
Nhìn từ Hội An (Quảng Nam) - thành phố đặc biệt, sở hữu đến 2 di sản của thế giới gồm khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và đô thị cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới, điểm đến được du khách, đặc biệt là du khách châu Âu rất yêu thích. Thành phố đã phát động phong trào nói không với túi nilon trên đảo Cù Lao Chàm và được người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Phụ nữ đi chợ đều sử dụng làn (giỏ) để mua bán, các thực phẩm được gói bằng giấy hoặc lá rừng, tuyệt đối không sử dụng túi nilon. Bên cạnh đó, thành phố đã thông báo cho các đơn vị lữ hành khi đưa khách ra Cù Lao Chàm tuyệt đối không được mang túi nilon. Ngay khi bước chân lên tàu, thuyền, cano ra đảo, du khách đã được các chủ phương tiện thông tin, tuyên truyền về hoạt động này. Khi cập cảng, ngay tại cầu cảng vào đảo cũng có những bảng thông tin tuyên truyền về việc không đưa sản phẩm và sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trên đảo.
 
Nhiều diễn đàn nói không với rác thải nhựa, túi nilon nhanh chóng ra đời với lời nhắn: Túi nilon xuất hiện ở khắp các nẻo đường, con phố; nó có mặt trong mọi gia đình Việt, đựng được mọi thứ và cũng được vứt bừa bãi ở bất kỳ nơi đâu. Người ta dùng túi nilon một cách dễ dàng và cũng vứt bỏ một cách nhanh lẹ mà không hề nhận ra hậu quả khôn lường của nó. Túi nilon phải mất hàng trăm năm mới có thể được phân hủy khi nó bị vứt ở môi trường tự nhiên, nhưng chúng ta lại chỉ cần không đến 3 giây để vứt một chiếc túi đi! Trong khi đó, các nhà máy rác của chúng ta lại không đủ khả năng để tập hợp và tái chế được hết chúng! Chính vì vậy, chỉ còn một cách duy nhất và cũng đơn giản nhất đó chính là: con người hãy ngừng sử dụng các sản phẩm túi nilon. Đây cũng chính là mục đích mà các chương trình nói không với túi nylon, rác thải nhựa được khởi động và hi vọng sẽ đồng hành cùng với các bạn trong hành trình giảm thiểu sử dụng túi nilon.
 
Một hướng đi đúng trong việc giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa là xây dựng các giải pháp để người dân có thể từ chối, giảm thiểu sử dụng, tái sử dụng, tái chế và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Có rất nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần có thể được thay thế bằng sản phẩm nhựa dùng nhiều lần, thí dụ, thay vì sử dụng túi nilon dùng một lần để mua hàng hóa, chúng ta có thể sử dụng hộp nhựa, hộp kim loại hoặc túi nilon dùng nhiều lần.
                                                                                                                   

Cần có những chính sách thuế cao hơn với các sản phẩm nhựa không thân thiện với môi trường. Đồng thời cần có những chính sách tài chính khuyến khích hỗ trợ các nhà sản xuất có công nghệ mới, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện để từng người, từng nhà bỏ thói quen dùng túi nilon.                                                                                                                                       

Hồng Lĩnh/TC GĐ&TE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...