THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 05:07

Thiếu sắt và kẽm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ

15/10/2022 | 15:22
Sắt và kẽm có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Việc thiếu hụt hai hoạt chất này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019- 2020, trên toàn quốc có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Ðặc biệt, trẻ thiếu sắt thường đi đôi thiếu kẽm. Trong khi đó, sắt và kẽm có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch.

Sắt tham gia cấu tạo hồng cầu, đồng thời sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch như Lympho T. Ðây là tế bào giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm. Hàng rào bảo vệ cơ thể trở nên lỏng lẻo và tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn hoành hành, gây bệnh.

Kẽm tham gia vào thành phần 300 loại enzyme, các phản ứng hóa học cũng như quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Kẽm vừa là thành phần cũng vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào và miễn dịch trung gian, miễn dịch thích ứng). Kẽm cũng tham gia vào tăng sinh các hóc môn tăng trưởng giúp dài xương. Trẻ thiếu kẽm dẫn tới nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thấp còi và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh do virus tăng cao hơn.

Bác sĩ Phan Bích Nga khám dinh dưỡng cho trẻ em. Ảnh: Bùi Loan

Bác sĩ Phan Bích Nga khám dinh dưỡng cho trẻ em. Ảnh: Bùi Loan

Nguyên nhân và cách nhận biết trẻ thiếu sắt và kẽm

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt và kẽm là do lượng sắt, kẽm dự trữ 3, 4 tuần cuối thai kỳ sang con chỉ dùng đủ trong 4 tháng đầu đời với điều kiện mẹ sinh đủ ngày đủ tháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, 1 lít sữa mẹ chỉ chứa 0,35mg sắt còn kẽm thì tốt hơn một chút là 2 - 3mg kẽm, tuy nhiên sau 3 tháng lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ còn 0,9mg/lít. Với lượng sắt, kẽm như vậy trẻ phải dùng từ 17 đến 20 lít sữa mỗi ngày mới đảm bảo đủ lượng sắt và kẽm cần thiết cho cơ thể. Tỷ lệ hấp thu sắt, kẽm từ thức ăn khá thấp chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%, và các vi chất chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu… Trong khi bắt đầu ăn dặm, trẻ tập với với tinh bột trước và các đạm tập dần sau với lượng nhỏ, dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng, điển hình là sắt và kẽm.

Ngoài ra, trẻ em dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên gây giảm hấp thu sắt, kẽm. Ðặc biệt, với những trường hợp sinh non, sinh con nhẹ cân, đa thai, suy dinh dưỡng bào thai, là trường hợp trẻ thiệt thòi do không nhận đủ sắt kẽm và các vi chất khác từ mẹ ngay trong giai đoạn thai kỳ.

Trẻ thiếu sắt và kẽm thường không rõ dấu hiệu nên cha mẹ thường chủ quan, quên bổ sung hoạt chất này cho con. Cần chú ý nhận biết tình trạng trẻ thiếu sắt và kẽm qua những dấu hiệu như: Trẻ xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt; Móng tay, móng chân mỏng, dễ gãy rụng. Xuất hiện những khía hoặc vạch trắng ở móng; Lưỡi bị khô, sưng hoặc nhẵn đột ngột; Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu tập trung và hay cáu gắt; Lười ăn, bỏ bữa, ăn không ngon miệng; Giấc ngủ bị rối loạn, khó vào giấc hoặc hay tỉnh giấc giữa đêm; Kém hấp thụ dinh dưỡng, chậm tăng cân và chiều cao; Hay bị mắc các bệnh về da như mẩn ngứa và dị ứng

Chán ăn, bỏ bữa là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu sắt và kẽm.

Chán ăn, bỏ bữa là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu sắt và kẽm.

Cách bổ sung sắt, kẽm cho trẻ để có hệ miễn dịch khỏe mạnh

Ở mỗi giai đoạn phát triển và mỗi độ tuổi khác nhau trẻ có nhu cầu sắt, kẽm khác nhau. Theo TS.BS Phan Bích Nga - Trưởng khoa Khám Trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Nhi khoa, để bổ sung sắt, kẽm giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng thì cần phải đảm bảo đầy đủ trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời kể từ khi còn trong bào thai.

Khi mang thai, bà mẹ cần ăn uống đầy đủ và bổ sung thêm viên sắt như khuyến cáo. Trẻ mới sinh ra trong 6 tháng đầu nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Khi trẻ  bắt đầu ăn dặm, cha mẹ cần thiết kế các bữa ăn hàng ngày đủ dinh dưỡng. Ban đầu, nên cho trẻ tập ăn với lượng nhỏ, sau đó tăng dần lượng thực phẩm.

Ðể đáp ứng đủ nhu cầu kẽm và sắt, thực phẩm giàu sắt và kẽm là gợi ý đầu tiên. Một số loại thực phẩm giàu sắt và kẽm cần bổ sung cho trẻ cha mẹ có thể tham khảo:

Thịt bò: 100g thịt bò có chứa 3.1g sắt và 3,64g kẽm. Ngoài ra thực phẩm này còn có rất nhiều vitamin, protein và chất xơ dành cho trẻ

Thịt gà: Không chỉ cung cấp protein, thịt gà còn là nguồn chứa kẽm, sắt, vitamin A và các loại muối khoáng có khả năng chống ung thư hiệu quả

Hạt bí ngô: Sử dụng một lượng nhỏ hạt bí ngô đã có thể giúp trẻ hấp thụ sắt, canxi, kẽm và magie hiệu quả.

Súp lơ: Là siêu thực phẩm với sức khỏe con người không khó để giải thích vì sao mẹ nên cho bé ăn súp lơ để bổ sung sắt và kẽm. Ngoài 2 vi chất này súp lơ còn chứa rất nhiều protein, canxi, vitamin C…

Nấm: Trong nấm chứa rất nhiều protein, canxi, kali, kẽm, sắt nên rất tốt cho sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lạm dụng thực phẩm này và khi chế biến cần đặc biệt lưu ý.

Ngoài việc bổ sung kẽm cho con bằng thực phẩm hàng ngày, cha mẹ nên bổ sung thêm lượng kẽm bằng các sản phẩm cung cấp vi lượng là rất cần thiết, để phòng chống còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng và các bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng, viêm ngoài da, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng rất tốt. Tuy nhiên, cần phải đưa con đi khám dinh dưỡng và bổ sung viên kẽm theo chỉ định của bác sĩ.

TS.BS Phan Bích Nga cho biết, đối với trẻ sau khi bị ốm, trẻ chậm lớn và trẻ biếng ăn, nên bổ sung sắt và kẽm. Cha mẹ nên chọn các sản phẩm có hàm lượng sắt và kẽm đủ nhu cầu hàng ngày nhưng cũng không quá lạm dụng sẽ gây dư thừa sắt và kẽm. Cần lưu ý, sắt và kẽm rất khó hấp thu nên khi lựa chọn các sản phẩm, nên chọn loại có thành phần hữu cơ sẽ dễ hấp thu. Ðặc biệt trong sản phẩm nên có đủ cả kẽm và sắt theo tỷ lệ sắt kẽm ngang bằng nhau 1:1, hoặc kẽm thấp hơn sắt một chút sẽ đảm bảo hấp thu hiệu quả.

Hồng Trần
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Đồng Nai: Phát thông báo tìm người thân cho bé trai 10 ngày tuổi bị bỏ rơi ở ấp Việt Kiều

Đồng Nai: Phát thông báo tìm người thân cho bé trai 10 ngày tuổi bị bỏ rơi ở ấp Việt Kiều

1 năm trước

Ngày 13/10, Công an xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai thông báo tìm người thân cho bé trai khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ rơi trong thùng giấy.
Cần Thơ: Linh hoạt lựa chọn hình thức dạy học phù hợp do ảnh hưởng của triều cường

Cần Thơ: Linh hoạt lựa chọn hình thức dạy học phù hợp do ảnh hưởng của triều cường

1 năm trước

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ vừa ban hành Công văn số 2991/SGDĐT-CTTT về việc tiếp tục chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của các đợt...
Vì Ngày Mai - nơi tạo việc làm cho người yếu thế

Vì Ngày Mai - nơi tạo việc làm cho người yếu thế

1 năm trước

Tại Hội nghị tuyên dương người tốt việc tốt vì sự nghiệp trợ giúp trẻ em khuyết tật sớm hòa nhập cộng đồng, giai đoạn 2018-2022 mới đây, Trung tâm Vì Ngày Mai và cá nhân chị...
Hà Nội: Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh

Hà Nội: Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh

1 năm trước

Trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện có...