THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 05 NĂM 2024 01:42

Tích cực vận động nhân dân vùng Tây Bắc tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình

31/10/2017 | 14:24
 
Thay mặt lãnh đạo BHXH Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn trao tặng số tiền 100 triệu đồng mua thẻ BHYT cho người dân tỉnh Điện Biên.
 
Vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh, chiếm 1/3 diện tích cả nước với trên 10 triệu dân, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của nước ta; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, thuỷ điện, khoáng sản, du lịch…; là vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, gắn bó lâu đời. Giải quyết vấn đề an sinh xã hội tại vùng Tây Bắc sẽ là điểm tựa cần thiết để giúp Tây Bắc phát triển theo hướng bền vững.
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn cho biết, trong những năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, người lao động đã được các tỉnh Tây Bắc thực hiện và triển khai tích cực. Tính đến ngày 30/9/2017, số đối tượng tham gia BHXH, BHYT khu vực Tây Bắc là 4.405.383 người, chiếm tỷ trọng 5,58% so tổng số người tham gia BHXH, BHYT trên toàn quốc. 
 
Tuy nhiên, trên thực tế, vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, hạ tầng y tế, giáo dục; kinh tế của đồng bào dân tộc đa phần không ổn định, trông chờ vào mùa vụ, thiên tai lại thường xuyên xảy ra… Đây là những nguyên nhân dẫn tới số người lao động và người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình khu vực Tây Bắc còn thấp so với tiềm năng chung của toàn vùng.
 
Đặc biệt, trong bối cảnh Tây Bắc đến nay vẫn còn là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao (kết quả điều tra năm 2017 của Bộ LĐTBXH: số hộ nghèo thuộc khu vực Tây Bắc có tỷ lệ cao nhất, khoảng trên 31%). Tỷ lệ tham gia BHYT vùng Tây Bắc có tăng (do đối tượng hộ nghèo và cận nghèo đều được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tham gia BHYT) nhưng không bền vững. Lý do không bền vững bởi sau khi thoát nghèo, những người dân này không được Nhà nước hỗ trợ tham gia BHYT nữa nên hầu như họ không mua BHYT.
 
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ, thảo luận, đưa ra các khó khăn, bất cập còn gặp phải trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình nói chung và công tác tuyên truyền về các chính sách này nói riêng, nhằm hướng tới việc tìm ra những giải pháp hiệu quả đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình tại khu vực Tây Bắc, để người dân trong khu vực có được nhận thức đầy đủ hơn về tính ưu việt, nhân văn, sự thiết thực của việc tham gia BHXH, BHYT; qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, thực hiện mục tiêu phát triển công bằng và hòa nhập.
 
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo BHXH Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn đã trao tặng số tiền 100 triệu đồng mua thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Điện Biên.
 
Hỏi đáp về chính sách BHXH
 
Bà Nguyễn Thị Thu Thảo (tỉnh Thái Nguyên) hỏi: Chị gái tôi sinh ngày 10/12/1970, đóng BHXH bắt buộc được 25 năm 11 tháng, làm công việc nặng nhọc, độc hại. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn làm thủ tục nghỉ hưu trước tuổi đối với những người có ngày sinh vào tháng 12 (giáp ranh giữa năm mới và năm cũ). 

Trả lời: Theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì: “Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
 
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành”.
 
Tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: “Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày mồng 1 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày mồng 1 của tháng 1 năm liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu”.
 
Đối chiếu với quy định nêu trên, chị gái của bà sinh tháng 12/1970, đã tham gia BHXH được 25 năm 11 tháng, nếu có đủ 15 năm trở lên làm công việc nặng nhọc, độc hại, thì thời điểm hưởng lương hưu của chị gái bà là tháng 1/2021 (không cần giám định y khoa), nếu không đủ 15 năm làm nghề nặng nhọc, độc hại mà suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% thì thời điểm hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động cũng là tháng 1/2021.
 
                                               Minh Hoàng (Theo BHXH Việt Nam)

Thúy Hằng/TC GĐ&TE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

6 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...