THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 07:21

Tinh giản bộ máy: Khó hay dễ?

31/10/2017 | 15:18
 
Ảnh minh họa

Trước hết phải khẳng định: Hết sức cần thiết!
 
Bộ máy công quyền hiện nay của nước ta to lớn, cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả. Đó là nhiều cơ quan có chức năng trùng lặp. Ví dụ, Chính phủ có Bộ Ngoại giáo, Đảng có Ban Đối ngoại Trung ương; Chính phủ có Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng có Ban Tuyên giáo Trung ương… Sự trùng lặp này nhiều khi triệt tiêu hiệu quả hoạt động của nhau.
 
Điều này chúng ta nhận ra từ lâu rồi, muốn tinh giản từ lâu rồi, nhưng càng nói giảm, nó càng tăng. Tại sao vậy? Tại vì nói không đi đôi với làm; không kiên quyết thực hiện những biện pháp mang tính đột phá. Hơn nữa, chúng ta lại liên tục tăng thêm các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện bằng cách tách tỉnh, thành lập huyện mới, thị xã mới. Mỗi một đơn vị này lại cần thêm hàng trăm biên chế để tổ chức bộ máy. Các bộ, ngành ở trunh ương cũng liên tục thành lập thêm tổng cục, cục, vụ, viện…
 
Bộ máy rắm rối như vậy lại thích họp hành nên cán bộ lãnh đạo chỉ đi họp chứ làm gì còn thời gian nghĩ các giải pháp. Do vậy, hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta có vẻ sôi động nhưng không hiệu quả. Cho nên, tinh giản bộ máy là điều hết sức cần thiết.
 
Vấn đề là có quyết tâm hay không?
 
Tinh giản bộ máy, nghĩa là giảm biên chế; sáp nhập nhiều cơ quan, đơn vị; bãi bỏ nhiều vị trị lãnh đạo, quản lý… Điều này không bao giờ dễ. Song, nếu quyết tâm thì vẫn làm được.
 
Có 2 bước để tiến hành hiệu quả quá trình khó khăn này.
 
Bước một: Bằng lý luận và thực tiễn, các nhà lãnh đạo có quyền lực và các nhà khoa học cần chỉ ra rằng, với quy mô và trình độ phát triển của nước ta, không cần tới 22 bộ và hàng chục cơ quan ngang bộ (lấy dẫn chứng một số nước trên thế giới). Cơ sở của sự tinh giản này là dựa vào phân tích khoa học. Chúng ta tiến hành kinh tế thị trường thì hãy hoạt động theo quy luật thị trường. Theo đó, Nhà nước không can thiệp vào những hoạt động liên quan đến sản xuất - kinh doanh, mà chỉ soạn thảo chiến lược và giám sát. Như vậy, những bộ Xây dựng, Giao thông Vận tải, Công thương có thể sáp nhập làm một.
 
Bước hai: Giảm các bộ xuống con số dưới 10, mỗi bộ chỉ cần 1 bộ trưởng, 1 thứ trưởng. 63 tỉnh thành cũng ngay lập tức thực hiện theo mô hình của trung ương. Song song với việc giảm bộ máy hành chính, thành lập các doanh nghiệp để thu nhận lượng cán bộ dôi dư. Những người không đồng ý, có thể về hưu non hoặc tự thành lập doanh nghiệp để kinh doanh.
 
Quyết tâm làm như vậy, chắc chắn tinh giản được bộ máy.

Nghè Nghệ/TC GĐ&TE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...