THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 02:25

Tôn trọng quyền trẻ em trên không gian mạng thế nào cho đúng?

06/12/2021 | 21:58
Không gian mạng giúp trẻ học tập thuận lợi hơn nhưng cũng đưa trẻ đến với nhiều điều không mong muốn. Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp cận Internet, sắp tới, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) sẽ ban hành các quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Trong đó quy định cụ thể quy tắc ứng xử của cha mẹ, giáo viên, người giám hộ của trẻ, cũng như của các cơ quan, đơn vị quản lý, người sáng tạo nội dung trên mạng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các nhân tố nguy hiểm trên không gian mạng.

Từ ngày 26/10 đến 26/12/2021, Bộ TTTT tiến hành lấy ý kiến đóng góp của người dân với dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng tại cổng thông tin điện tử của Bộ TTTT.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là hỗ trợ trẻ tiếp cận thông tin hữu ích, được sử dụng không gian mạng an toàn. Ảnh: Minh Tú

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là hỗ trợ trẻ tiếp cận thông tin hữu ích, được sử dụng không gian mạng an toàn. Ảnh: Minh Tú

Thế nào là xâm hại trẻ em trên không gian mạng?

Để ngay sau khi ban hành sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống và dễ dàng thực thi, đồng thời để người dân và cộng đồng mạng nhận biết rõ thế nào là hành vi vi phạm, nên bộ quy tắc đã đưa ra những khái niệm về một số thuật ngữ liên quan tới trẻ em trên không gian mạng, như sau: Rủi ro trên không gian mạng là những yếu tố trên không gian mạng (như thông tin, người dùng mạng hoặc các yếu tố khác) có khả năng tác động, gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, quyền riêng tư của trẻ em khi tham gia hoạt động trên không gian mạng. Nội dung độc hại cho trẻ em là những thông tin trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức xã hội, trực tiếp hoặc tiềm tàng nguy cơ gây tổn hại tới thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sự riêng tư, hay sự phát triển của trẻ em.

Xâm hại trẻ em trên không gian mạng là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sự riêng tư của trẻ em được thực hiện thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nối mạng bao gồm: Đánh cắp thông tin cá nhân của trẻ em; đăng tải thông tin cá nhân của trẻ em mà chưa được sự đồng ý của cha mẹ và trẻ em theo quy định của pháp luật. Xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng: Sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi xâm hại trẻ em liên quan tới tình dục. Sản xuất, sở hữu, mua bán, phát tán hình ảnh, video có nội dung độc hại tới trẻ em, trong đó bao gồm các tư liệu xâm hại tình dục trẻ em. Bắt nạt trực tuyến: Cố tình xúc phạm, đe dọa, làm hại, quấy rối, tấn công hay tẩy chay người khác bằng việc sử dụng phương tiện, nền tảng kỹ thuật số. Dụ dỗ trẻ em: Sử dụng các phương tiện trên không gian mạng để xây dựng lòng tin đối với trẻ em, qua đó nhắm tới mục đích gây hại cho trẻ em.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là việc thực hiện các biện pháp và hành động phù hợp để bảo đảm trẻ em được sử dụng không gian mạng an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại và bắt nạt trẻ em trên không gian mạng; hướng dẫn và hỗ trợ trẻ em tiếp cận được các thông tin hữu ích và có tính giáo dục trên không gian mạng; trợ giúp trẻ em hoàn cảnh đặc biệt qua không gian mạng.

Tôn trọng quyền của trẻ trên không gian mạng

Theo quy định trong bộ quy tắc này, các đối tượng có trách nhiệm bảo vệ trẻ em phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ; ứng xử lành mạnh, tích cực phù hợp văn hóa, thuần phong mỹ tục và phù hợp độ tuổi trẻ em trên không gian mạng. Cụ thể là đối với các bậc cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ... cần tôn trọng quyền tự do cá nhân, bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư của trẻ trên không gian mạng. Trong đó, cần chú ý việc cập nhật các kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; hướng dẫn con em mình những kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, Internet, mạng xã hội an toàn; hướng dẫn trẻ cách ứng xử trên không gian mạng an toàn, sáng tạo, lành mạnh và có trách nhiệm.

Cũng theo bộ quy tắc này, tất cả mọi người khi tham gia mạng Internet, không chia sẻ thông tin không lành mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em như: bạo lực, khiêu dâm, tệ nạn...; không bình luận, không cổ xúy cho các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tình cảm của trẻ trên môi trường mạng. Cần giám sát việc sử dụng internet của trẻ, nội dung trẻ tìm kiếm, ứng dụng trẻ sử dụng, mối quan hệ của trẻ trên không gian mạng, những thay đổi bất thường để đảm bảo trẻ luôn được bảo vệ. Khi sử dụng mạng xã hội, người dùng cần tuân thủ các điều khoản sử dụng của nhà cung cấp.

Bộ quy tắc cũng khuyến khích người dùng lan tỏa, chia sẻ các biện pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, lan tỏa những chương trình về bảo vệ trẻ em đến cộng đồng, phản ánh thông tin không lành mạnh, tiêu cực, các hành vi xâm hại đối với trẻ em cho cơ quan chức năng. 

Các em nhỏ cần được tạo mọi điều kiện thuận lợi và an toàn trên không gian mạng để phát triển toàn diện. Ảnh: Hoàng Quý

Các em nhỏ cần được tạo mọi điều kiện thuận lợi và an toàn trên không gian mạng để phát triển toàn diện. Ảnh: Hoàng Quý

Những việc cần làm để bảo vệ con em trên mạng

Theo Bộ TTTT, dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được soạn thảo nhằm bảo vệ trẻ em bằng cách đặt ra các chuẩn mực cho hành vi của người dùng trên mạng. Đồng thời, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng, nhất là cha mẹ, giáo viên đối với các nguy cơ mà trẻ em có thể gặp phải khi tham gia các hoạt động trên mạng (bắt nạt, xâm hại, soi mói đời tư…).

Cô Vũ Thị Minh Tâm, giáo viên Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh (H.Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) cho rằng, để góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác cho giáo viên, cha mẹ, người giám hộ trẻ, cơ quan chức năng cần có thêm các hướng dẫn chi tiết hơn. Ngoài ra, Bộ TTTT cũng có thể phối hợp với các công ty công nghệ tạo ra những ứng dụng “tường lửa”, cài đặt riêng trên các máy dùng cho trẻ em để ngăn việc truy cập vào các đường dẫn, trang web nguy hiểm.

Riêng với nhiều phụ huynh, việc cơ quan chức năng dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cũng khiến họ nhận thức được những việc cần làm để bảo vệ con em trên mạng vì thực tế trẻ em hiện nay đã tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, mạng xã hội từ sớm. Đặc biệt, khi quá trình học trực tuyến vẫn diễn ra, không ít gia đình phải dành riêng cho con 1 thiết bị để học tại nhà trong khi người lớn đi làm. Kéo theo đó là nỗi lo trẻ vô ý truy cập vào các đường dẫn lạ (ẩn trong quảng cáo thường xuất hiện trên các mạng xã hội, ứng dụng miễn phí) tiềm ẩn các rủi ro lộ lọt thông tin, nhiễm mã độc.

Bộ quy tắc dù dưới dạng khuyến nghị, mang tính vận động thực hiện, nhưng sẽ trở nên có sức mạnh nếu các nhóm đối tượng được hướng tới đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội của mình. Pháp luật có sự nghiêm khắc, nhưng quy tắc có sự mềm mại, thiên về đạo đức, vận dụng phù hợp, kết hợp hài hòa sẽ tạo ra sức mạnh cần thiết.

Trong lĩnh vực cung cấp và sử dụng dịch vụ trên không gian mạng đã có những quy định mang tính pháp luật. Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng chính là sự giám sát về đạo đức với sức mạnh vô hình, khi kết hợp với quy định của pháp luật sẽ tạo ra “vùng xanh” an toàn, những vấn đề liên quan đến con trẻ trên không gian mạng hy vọng sẽ không còn bức xúc như thời gian qua.

Khi phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng hoặc xuất hiện nội dung không lành mạnh…, người dân cần phản ảnh đến các cơ quan chức năng, Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ([email protected], childonlineprotection.vn) do Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT) điều phối mạng lưới hoặc Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111.
Ngọc Bảo
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xâm hại qua môi trường mạng

Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xâm hại qua môi trường mạng

2 năm trước

Ảnh hưởng bởi đại dịch, học sinh học trực tuyến, giải trí online, làm tăng nguy cơ trẻ em tiếp cận với các thông tin độc hại, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là tình trạng xâm hại tình...
CLB phát triển năng lực trẻ em – Nơi trẻ được thực hiện quyền của mình

CLB phát triển năng lực trẻ em – Nơi trẻ được thực hiện quyền của mình

2 năm trước

Với trẻ em miền núi như ở trường Tiểu học Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa thì nhu cầu được sinh hoạt trong CLB phát triển năng lực trẻ em là rất cần thiết. Bởi đây là xã...
Hà Giang trao quà hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Giang trao quà hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

2 năm trước

Để động viên kịp thời trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị phong tỏa, cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19, Quỹ Bảo trợ trẻ tỉnh Hà Giang đã vận động, tổ chức hỗ...
Tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em

Tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em

2 năm trước

Vào thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, từ ngày 11/12 đến ngày 26/12/2021, Khoa Nội tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình “Tầm soát chậm tăng trưởng...
'Tết ấm cho em' - mang tết sớm đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Cao Bằng

"Tết ấm cho em" - mang tết sớm đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Cao Bằng

2 năm trước

Vừa qua, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Cao Bằng tổ chức chương trình “Tết ấm cho em” nhằm chia sẻ...