THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 06:30

Trang bị kỹ năng phòng chống hỏa hoạn cho học sinh

05/06/2022 | 07:17
Mỗi năm nước ta xảy ra hơn 4.000 vụ cháy khiến hơn 100 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương nhưng kỹ năng ứng biến trước sự cố còn hạn chế. Trường học là nơi tập trung lượng lớn học sinh, giáo viên, nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ra cháy nổ cao và lây lan nhanh bởi các dụng cụ như sách vở, bàn ghế, bếp ăn bán trú… việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) cần được đẩy mạnh.
Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, Hà Nội tham gia hoạt động ngoại khóa 
về phòng cháy, chữa cháy.

Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, Hà Nội tham gia hoạt động ngoại khóa về phòng cháy, chữa cháy.

Thí điểm mô hình Trường học an toàn PCCC và CNCH

Vài năm trở lại đây, công tác PCCC tại các trường học được ngành chức năng đặc biệt quan tâm. Với mục tiêu tạo nền tảng kiến thức về PCCC và CNCH cũng như kỹ năng xử lý tình huống cháy nổ xảy ra, giúp các em học sinh có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh, một số địa phương như Hà Nội, Cà Mau, Yên Bái... đã triển khai mô hình “Trường học an toàn PCCC và CNCH”.

Những mô hình này đã dần phát huy hiệu quả và nhận được sự đánh giá cao từ phía học sinh, phụ huynh và giáo viên như tại quận Ba Ðình, Hà Nội. Hướng dẫn các kỹ năng về PCCC, xử lý khi có cháy xảy ra tại trường học, khu dân cư; hướng dẫn cách thoát nạn và thông báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC khi bị mắc kẹt tại trường học, phương tiện công cộng và nhà riêng… là những nội dung mà học sinh Trường Tiểu học Kim Ðồng và Trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Ðình, Hà Nội được phổ biến trong chương trình “Trường học an toàn PCCC”. Các em còn được trải nghiệm phương tiện chữa cháy, xử lý tình huống cháy giả định ngay tại khuôn viên trường.Hiện đã có 27/43 trường từ cấp mầm non đến THPT trên địa bàn quận Ba Ðình diễn tập và xây dựng các phương án về PCCC tại trường học. Sau khi tổng kết, đánh giá, mô hình này sẽ được quận Ba Ðình nhân rộng tới các trường còn lại trên địa bàn.

Theo Ðại úy Nguyễn Ðức Thắng, Phó Trưởng Công an quận Ba Ðình, đối với các trường, đầu tiên phải đáp ứng PCCC theo quy định. Thứ hai, cần thành lập đội PCCC cơ sở và giáo viên, bảo vệ sẽ là lực lượng nòng cốt. Thứ ba là trang thiết bị và hệ thống hạ tầng phải đáp ứng được các điều kiện về an toàn PCCC. Ðồng thời, tập huấn thường xuyên và được cấp chứng chỉ với nhiệm vụ PCCC và CNCH. Ðồng thời phối hợp với Bộ GD&ÐT xây dựng bài giảng để gửi tới giáo viên làm bài giảng tới các học sinh. Công an quận bắt đầu triển khai mô hình trên từ đầu năm 2020, dự kiến đến hết năm 2022 sẽ hoàn thành nhiệm vụ này tại tất cả trường công lập trên địa bàn.

Tuyên truyền kỹ năng, kiến thức PCCC cho học sinh.

Tuyên truyền kỹ năng, kiến thức PCCC cho học sinh.

Đưa PCCC, CHCN vào dạy chính khóa từ bậc mầm non đến đại học

Nhằm hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ÐT đã ban hành Thông tư 06/2022/TT-BGDÐT. Kể từ ngày 26/6/2022, học sinh các cấp sẽ được học các kỹ năng PCCC, CNCH.

Tất cả trẻ em mầm non tới học sinh, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng gồm: sử dụng các phương tiện chữa cháy, phương tiện cứu hộ, cứu nạn bằng thiết bị thực tế hoặc thiết bị mô hình; diễn tập các phương án di chuyển khi xảy ra các sự cố cháy nổ. Ðối với trẻ em mầm non, sẽ bảo đảm tối thiểu 1 buổi/năm học. Học sinh phổ thông, học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ bảo đảm tối thiểu 2 buổi/năm học. Sinh viên bảo đảm tối thiểu 3 buổi/năm học.

Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ÐT) cho biết, thông tư mới được ban hành với những quy định cụ thể, thống nhất trong các cơ sở giáo dục cả nước về nội dung kiến thức, kỹ năng PCCC và CHCN, đảm bảo thống nhất giữa các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân và không làm thay đổi quy định khung về chương trình giáo dục chính khóa của các cấp học, trình độ đào tạo. Các nội dung này cũng sẽ được kiểm tra, đánh giá.

Với bậc mầm non, kiến thức này được lồng ghép thông qua các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, sử dụng phương pháp giáo dục trực quan, minh họa thông qua hoạt động giáo dục phát triển thể chất.

Ðối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, lồng ghép trong nội dung các bài học của môn học trong chương trình giáo dục chính khóa, thông qua các hoạt động trải nghiệm. Hướng nghiệp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống và trong các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt hè. Ðối với giáo dục đại học, lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa, phối hợp với các đơn vị có chức năng trong công tác PCCC và CNCH tổ chức hoạt động đào tạo, thực hành, diễn tập phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của các nhà trường.

Bên cạnh chương trình chính khóa, học sinh sẽ được học các kiến thức, kỹ năng bổ trợ trong các hoạt động ngoài giờ, được thực hành, diễn tập hình thành các kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

Những kiến thức, kỹ năng cần đạt được xây dựng dựa trên năng lực nhận thức và năng lực hành vi của mỗi đối tượng. Với trẻ mầm non là biết nhận biết được nguồn lửa, biết cách phòng tránh nguồn lửa, có hành động phù hợp khi nghe các tín hiệu báo động cháy...

Khi xảy ra hỏa hoạn, cần tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng cảnh sát PCCC theo số 114, báo động cho mọi người nhanh chóng di chuyển ra ngoài; tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh; đồng thời tổ chức việc thoát nạn, dùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy.

 

Với học sinh tiểu học, ngoài kỹ năng nhận biết, còn có kỹ năng báo động khi xảy ra cháy, biết kỹ năng thoát nạn, sử dụng thiết bị bảo vệ cơ thể khi xảy ra cháy, nổ. Sử dụng và thực hành dập tắt đám cháy với thiết bị chữa cháy mô hình, thực hành kỹ năng thoát nạn trong môi trường khói, khí độc, biết cách phòng tránh, sơ cấp cứu các tai nạn, sự cố thường gặp.

Ðối với học sinh THCS là nhận biết được nguyên nhân và các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và phòng ngừa sự cố, tai nạn thông thường, biết các kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy, nổ...

Ðối với học sinh THPT, ngoài những kỹ năng trên còn biết một số kỹ năng cơ bản để tìm kiếm nạn nhân, cứu người bị nạn, sơ cấp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy, nổ và các sự cố, tai nạn, biết sử dụng bình chữa cháy xách tay và thiết bị chữa cháy thông thường, sử dụng được một số phương tiện chữa cháy ban đầu với các nguồn cháy khác nhau. Ðối với sinh viên, sử dụng được các phương tiện chữa cháy, CNCH cơ bản và các thiết bị có tại gia đình, nhà trường và các khu vực công cộng.

Thiếu tá Ðỗ Tuấn Anh, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP Hà Nội cho biết, từ mô hình trường học an toàn PCCC này, học sinh sẽ có ý thức hơn trong công tác PCCC tại khu dân cư, địa bàn cư trú.

Việt Cường
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Gia hạn đình chỉ công tác Hiệu phó ở Tây Ninh bị tố dâm ô học sinh

Gia hạn đình chỉ công tác Hiệu phó ở Tây Ninh bị tố dâm ô học sinh

1 năm trước

UBND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh vừa gia hạn thời gian đình chỉ công tác thêm 15 ngày nhằm phục vụ điều tra đối với Phó hiệu trưởng bị tố dâm ô nhiều nữ sinh.
'Lối nhỏ vào đời” - câu chuyện “khủng hoảng tuổi 18” dưới góc nhìn hiện đại

"Lối nhỏ vào đời” - câu chuyện “khủng hoảng tuổi 18” dưới góc nhìn hiện đại

1 năm trước

"Khoảng cách thế hệ" vẫn hay bị coi là nguyên nhân dẫn đến bất đồng, thế nhưng đôi khi, những người ở những thế hệ hoàn toàn khác nhau vẫn có thể trở thành những người bạn thân...
Nhân rộng mô hình truyền thông tư vấn pháp luật đất đai cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhân rộng mô hình truyền thông tư vấn pháp luật đất đai cho phụ nữ dân tộc thiểu số

1 năm trước

Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế-Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) vừa tổ chức hội thảo chia sẻ mô hình truyền thông, tư vấn pháp luật đất đai cho phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS)...