CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 05 NĂM 2024 02:50

Trẻ tuân thủ chế độ ăn dựa trên thực vật có đủ chất?

09/09/2022 | 07:41
Ăn nhiều thực vật không đồng nghĩa với loại bỏ hẳn thực phẩm động vật, cần đảm bảo cho bé dung nạp đa dạng dưỡng chất.

Hiện nay, nhiều gia đình hướng đến chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên hơn thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như rau, trái cây, các loại hạt, đậu, ngũ cốc... Đây là chế độ ăn dựa trên thực vật có lợi cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư...

Trước thắc mắc liệu chế độ ăn nhiều thực vật về lâu dài có khiến trẻ bị thiếu dưỡng chất... ThS.BS Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết một chế độ ăn dựa trên thực vật có thể là một lựa chọn có lợi cho cả gia đình. Điều này không nhất thiết đòi hỏi trẻ em phải ngừng ăn tất cả các loại thịt, cá hoặc sản phẩm từ sữa.

Một chế độ ăn nhiều rau, củ, quả sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho trẻ. Ảnh: Shutterstock

Một chế độ ăn nhiều rau, củ, quả sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho trẻ. Ảnh: Shutterstock

Chọn một chế độ ăn dựa trên thực vật như chế độ ăn Địa Trung Hải (có nền tảng là thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhưng cũng bao gồm cá, thịt gia cầm, trứng, pho mát và sữa chua một vài lần một tuần) hoặc ăn chay được chứng minh là có lợi cho sức khỏe. Theo đó, để đảm bảo dưỡng chất cho trẻ khi lựa chọn chế độ ăn giàu thực vật, bác sĩ An Pha đưa ra một số lời khuyên phụ huynh có thể tham khảo.

Giảm thịt 1-2 bữa mỗi tuần: Ba mẹ có thể chế biến một chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên thực vật bằng cách chế biến ít nhất một nửa đĩa rau vào bữa trưa, bữa tối, chọn những loại rau có nhiều màu sắc. Gia đình cũng nên ăn loại rau lá xanh ít nhất một lần mỗi ngày, ăn ít thịt hơn, từ 1-2 bữa mỗi tuần. Các lựa chọn protein từ thực vật có thể tạo ra một bữa ăn no bao gồm đậu, đậu phụ, đậu lăng và các loại hạt. Bạn chọn chất béo lành mạnh, có thể tìm thấy trong các loại hạt, quả bơ, quả ô liu, dầu ô liu. Trái cây thành món tráng miệng hàng đêm cho cả gia đình.

Đảm bảo đủ vitamin và các khoáng chất: Một chế độ ăn uống dựa trên thực vật bao gồm đầy đủ trứng và sữa vẫn đảm bảo bé có các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Nếu giảm trứng và sữa, phụ huynh nên ưu tiên tập trung vào thực phẩm giàu vitamin B12, canxi, kẽm, vitamin D và sắt...

Vitamin B12 có trong ngũ cốc tăng cường vitamin, bánh mì, sữa đậu nành, men dinh dưỡng hoặc trong một số chất bổ sung. Các thực phẩm giàu canxi như cải xoăn, bông cải xanh, đậu khô, sữa đậu nành bổ sung canxi. Trẻ bổ sung sắt từ đậu gà, đậu lăng, đậu tây, đậu phụ, trái cây sấy khô, ngũ cốc nguyên hạt, cải xoăn, bắp cải, bông cải xanh, bánh mì, ngũ cốc.

Kẽm có nhiều trong khoai tây, các loại hạt, ngũ cốc tăng cường, đậu khô, hạt bí ngô. Bé bổ sung vitamin D từ ngũ cốc tăng cường, chất thay thế sữa tăng cường, nấm hoặc trong một số chất bổ sung.

Chế biến sạch sẽ và bắt mắt: Ba mẹ hãy đảm bảo cho trẻ ăn đủ lượng trái cây, rau quả được khuyến nghị mỗi ngày. Gia đình giữ trái cây đã rửa sạch, cắt nhỏ, bảo quản trong tủ lạnh. Ba mẹ thử các công thức nấu ăn chay cho mì spaghetti, lasagna, ớt hoặc loại thực phẩm khác sử dụng rau thay vì thịt. Một bữa ăn cho trẻ bao gồm ít nhất một loại rau lá xanh hoặc vàng để cung cấp vitamin A như rau bina, bông cải xanh, bí mùa đông, rau xanh hoặc cà rốt mỗi ngày. Bữa ăn có một loại trái cây hoặc rau giàu vitamin C, chẳng hạn như cam, bưởi, dâu tây, dưa, cà chua, bông cải xanh mỗi ngày.

Công thức rau 3-5 phần mỗi ngày: Một khẩu phần có thể bao gồm một chén rau sống, 3/4 chén nước ép rau hoặc 1/2 chén rau khác, cắt nhỏ sống hoặc nấu chín, trái cây 2-4 phần mỗi ngày. Một khẩu phần có thể bao gồm 1/2 cốc trái cây cắt lát, 3/4 cốc nước ép trái cây hoặc một trái cây cỡ vừa, như táo, chuối hoặc lê.

Bánh mì, ngũ cốc hoặc mì ống 6-11 phần mỗi ngày: Mỗi khẩu phần ăn nên bằng lát bánh mì, 1/2 bát cơm hoặc mì ống, hoặc chừng 30g ngũ cốc. Các sản phẩm từ sữa 2-3 khẩu phần mỗi ngày, một cốc sữa ít béo hoặc sữa chua, hoặc 15 g pho mát tự nhiên.

Thỉnh thoảng ba mẹ có thể cho trẻ ăn thực phẩm cung cấp chất đạm: 2-3 khẩu phần gồm 60-90 thịt nạc nấu chín, thịt gia cầm hoặc cá mỗi ngày. Một khẩu phần trong nhóm này có thể bao gồm 1/2 chén đậu khô đã nấu chín, một quả trứng hoặc 2 muỗng canh bơ đậu phộng cho khoảng 30g thịt nạc.

Trẻ em cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các nhóm dưỡng chất khác nhau. Ảnh: Shutterstock

Trẻ em cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các nhóm dưỡng chất khác nhau. Ảnh: Shutterstock

Ba mẹ cần tránh mua thực phẩm có hàm lượng calo cao như khoai tây chiên, bánh quy và thanh kẹo. Gia đình hạn chế hoặc loại bỏ lượng nước trái cây chế biến sẵn cho trẻ và đảm bảo 100% nước trái cây tự nhiên, không phải nước chế biến sẵn.

Theo bác sĩ An Pha, trẻ em thường sẽ ăn nhiều rau, trái cây, ăn ít thức ăn chiên rán, đồ uống có đường hơn khi chúng ăn cùng cả gia đình. Tuy vậy, những đứa trẻ đang lớn cần rất nhiều calo, thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể chứa ít calo hơn so với thực phẩm có nguồn gốc động vật. Do đó, ba mẹ phải lập kế hoạch bữa ăn khoa học, cân bằng dinh dưỡng.

Theo vnexpress.net
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Cách chọn trứng và luộc trứng đảm bảo dinh dưỡng

Cách chọn trứng và luộc trứng đảm bảo dinh dưỡng

1 năm trước

Trứng gà có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của trẻ, trong trứng có nhiều vitamin A, D, E, B1, B6, B12… và một số chất khoáng như magie, canxi, kẽm, sắt. Chỉ với một vài bí...
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

1 năm trước

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khi trẻ bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước, mệt mỏi, li bì. Đối với trẻ tiêu chảy kéo dài có thể gây chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi...
Dinh dưỡng lành mạnh, ngại gì bệnh tim

Dinh dưỡng lành mạnh, ngại gì bệnh tim

1 năm trước

Cuốn sách “Dinh dưỡng lành mạnh, ngại gì bệnh tim” phù hợp với mọi độc giả đang phải vật lộn với căn bệnh này, cũng như những bác sĩ đang triệt để ứng dụng Y học lối sống...
Dinh dưỡng và vận động cho trẻ em sau đại dịch

Dinh dưỡng và vận động cho trẻ em sau đại dịch

1 năm trước

Vận động đều và chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp trẻ có được sức khỏe tốt, hình thể cân đối; khiến trẻ cảm nhận tốt hơn về bản thân. Khi trẻ tự tin, trẻ sẽ học tập tốt...