CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 05 NĂM 2024 07:43

Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và UN Women hợp tác thúc đẩy ngân sách có trách nhiệm giới

24/09/2019 | 17:06

 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lê Thị Nguyệt

Chương trình nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và ủng hộ của các đại biểu dân cử và HĐND về tăng cường vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đưa các vấn đề giới trong chu trình ngân sách nhằm đảm bảo rằng các chương trình phát triển kinh tế xã hội sẽ thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ mà không khắc sâu các bất bình đẳng giới hiện hữu ở Việt Nam. Các đại biểu dân cử cũng được cung cấp các thông tin thực tiễn về ngân sách có trách nhiệm giới ở Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ngân sách có trách nhiệm giới là một công cụ và giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, do đó đã được thực hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới trong vòng 30 năm quai. Tại Châu Á Thái Bình Dương, nhiều quốc gia đã có cam kết mạnh mẽ thông qua việc luật hóa, tăng cường bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội để thúc đẩy thực hiện ngân sách có trách nhiệm giới như: Australia, Hàn Quốc, Bhutan, Ấn Độ, Nê pan, In-đô-nê-xia và Phi-lip-pin. 
 
 
Bà Elisa Fernandez, Trưởng văn phòng UN Women tại Việt Nam 

Tại Việt Nam, tháng 6 năm 2015, Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật. Sự thay đổi đáng chú ý nhất là bình đẳng giới được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quản lý và chi tiêu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa việc vận hành nguyên tắc này trong thực tế còn nhiều thách thức do những hạn chế về năng lực của các bên liên quan về ngân sách có trách nhiệm giới.
 
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lê Thị Nguyệt, Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017. Đây là khung pháp lý quan trọng về quản lý ngân sách nhà nước. Với quan điểm việc lồng ghép bình đẳng giới vào quá trình xây dựng dự án Luật này sẽ là tiền đề quan trọng để đạt tới mục tiêu bình đẳng trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của đất nước, trong Luật đã có quy định nguyên tắc bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm về bình đẳng giới. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nguyệt hi vọng sẽ có nhiều ý kiến góp ý gợi mở về những giải pháp khả thi hơn để đạt tới mục tiêu bình đẳng trong tiếp cận, kiểm soát, thụ hưởng các nguồn lực của đất nước nói chung và ngân sách nhà nước nói riêng.

Bà Elisa Fernandez, Trưởng văn phòng UN Women tại Việt Nam cho biết “Ngân sách có trách nhiệm giới là một trong những mục tiêu và chỉ tiêu quan trọng của Mục tiêu phát triển bền vững số 5 về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ của Chương trình nghị sự 2030. Các kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thực hiện ngân sách có trách nhiệm giới được xem là giải pháp toàn diện và bền vững để giải quyết các vấn đề bất bình đẳng giới. UN Women đã hỗ trợ kỹ thuật cho hơn 80 quốc gia trên thế giới về Ngân sách có trách nhiệm giới. Tại Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội để nâng cao năng lực của các đại biểu dân cử và HĐND về ngân sách có trách nhiệm giới.”
 

 

Châu Anh/GĐTE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...