THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 06:16

Vì sao nhiều trẻ em biết bơi vẫn bị đuối nước?

06/10/2021 | 07:24
Mỗi năm, Việt Nam có hơn 2.000 trẻ em bị tử vong do đuối nước, trong đó có không ít trẻ đã biết bơi. Điều này cho thấy, bên cạnh việc dạy bơi thì việc đào tạo kỹ năng an toàn trong môi trường nước và kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, sơ cấp cứu cho trẻ em là hết sức quan trọng.

Chủ quan, thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước

Nhiều người vẫn nhầm lẫn cho rằng, chỉ cần biết bơi thì trẻ sẽ được an toàn. Thực tế không như những gì chúng ta nghĩ. Bơi ở bể khác bơi ở ao/hồ/sông/suối và càng khác với khi trẻ bơi ở biển. Biết bơi chỉ là kỹ năng cơ bản, để thực sự an toàn, trẻ cần được dạy một số kỹ năng an toàn trong môi trường nước, biết cách sơ cứu để có thể tự cứu mình khi không may bị chuột rút hoặc bị sóng đánh ra xa bờ, và có thể cứu đuối bạn một cách an toàn.

Theo Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT), tai nạn đuối nước xảy ra nhiều đối với trẻ em, học sinh đã biết bơi, thậm chí bơi giỏi. Nguyên nhân là do các em không có kỹ năng bơi an toàn, đây là một “khoảng trống” cần được quan tâm và có giải pháp khắc phục.

Những trẻ mới biết bơi thường háo hức muốn thể hiện bản thân với bạn bè bằng cách bơi ra những chỗ nước sâu hoặc khu vực dành cho người lớn. Khi không may bị hụt chân, đuối sức, do không có kinh nghiệm xử lý nên trẻ dễ hốt hoảng, tay chân đập loạn xạ; trẻ không điều khiển được việc ngụp xuống thở ra, nhô lên hít vào như lý thuyết được dạy, từ đó dẫn đến tình trạng bị sặc nước và ngạt thở.

Có người cho rằng, trẻ bơi ở vùng nước nông rất khó có thể bị đuối nước. Tuy nhiên, dù trong vùng nước nông, trẻ vẫn có thể bị trượt chân ngã xuống đáy bể hoặc bị bạn bè xô ngã, hoặc bị chuột rút do không khởi động kỹ trước khi bơi, hoặc có bệnh nền không may phát tác đúng lúc đang bơi. Nếu không có người lớn giám sát và ứng cứu kịp thời, trẻ có thể bị tử vong.

Đã có những câu chuyện thương tâm về một số nhóm học sinh sau giờ học rủ nhau ra ao/hồ/sông/suối tắm mát và bị đuối nước tập thể. Khi bị đuối nước, trẻ lập tức bấu víu vào nhau, dẫn đến bạn bơi cùng cũng bị đuối nước. Một số trẻ thấy bạn đuối nước vội lao mình xuống cứu, nhưng do không có kỹ năng cứu đuối nên bị đuối sức và đuối nước theo. Đôi khi, trẻ duy nhất trong nhóm không bị đuối nước là vì không biết bơi nên nhận phần ngồi trên bờ canh đồ cho các bạn. Những câu chuyện như thế cứ lặp đi lặp lại năm này qua năm khác và cho tới hiện tại vẫn chưa có hồi kết.

Cần dạy trẻ ghi nhớ, nếu không biết bơi thì tuyệt đối không được tự ý đi bơi mà không có sự giám sát của người lớn; còn khi đã biết bơi thì phải biết các kỹ năng an toàn trong môi trường nước; nếu không biết cứu đuối thì tuyệt đối không mạo hiểm tính mạng lao mình xuống nước cứu bạn bởi có thể sẽ bị đuối nước theo.

Mọi trẻ em đều cần được học bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Mọi trẻ em đều cần được học bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Trang bị kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em

Bên cạnh việc học bơi, trẻ cũng cần được trang bị các kỹ năng sống sót, biết cách dùng phương tiện, dụng cụ để cứu hộ, cứu nạn và đặc biệt biết sơ cứu đúng phương pháp.

Khi gặp một người bị đuối nước, điều đầu tiên là trẻ cần hô hoán to lên để được mọi người xung quanh tới trợ giúp. Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ, trẻ có thể ném phao cứu sinh hoặc tận dụng một chiếc gậy/sào… hoặc xa hơn thì có thể dùng một cuộn dây buộc vào một vật nào đó có thể nổi trên mặt nước như thùng nhựa, can để quăng ra cho người đuối nước bám vào. Đầu còn lại trẻ có thể buộc vào một tảng đá, hoặc thân cây to. Nếu không có vật nào vững chắc để buộc thì trẻ và các bạn trên bờ cùng nắm giữ thật chặt (cần chắc chắn trẻ có đủ sức để kéo bạn vào bờ vì nếu sức quá yếu không cẩn thận trẻ sẽ bị bạn kéo ngược lại xuống nước).

Khi đã đưa được bạn vào bờ, nếu bạn không tỉnh, trẻ cần sơ cứu một cách một cách kịp thời.

Cần nhanh chóng lấy dị vật trong họng nạn nhân ra. Để nạn nhân nằm ngửa, nâng cằm (chủ ý để đường thở của nạn nhân không bị gập). Thổi vào miệng của nạn nhân 5 hơi (nếu nạn nhân là người lớn, hãy bịt mũi, ngậm kín lấy miệng nạn nhân khi thổi; nếu nạn nhân là trẻ rất nhỏ, hãy ngậm kín cả miệng lẫn mũi). Hít một hơi bình thường và thổi ra với tốc độ vừa phải, kéo dài khoảng hơn 1 giây (không thổi quá nhanh, quá mạnh).

Nếu sau khi thổi ngạt 5 hơi mà nạn nhân không có phản ứng tích cực nào (vẫn không thở, lay gọi không biết) thì phải lập tức tiến hành thủ thuật hồi sinh tim phổi.

Quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt nơi lồng ngực xương ức của nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực nạn nhân khoảng 100 lần/1 phút rồi từ từ buông ra, làm theo chu kỳ khoảng 15 giây, chúng ta ép ngực nạn nhân khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần, sau mỗi 4 chu kỳ, kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân 1 lần.

Lưu ý, nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2-3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10-15 nhịp. Nếu có hai người cấp cứu, thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.

Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim tới 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.

Cần dạy bơi cho trẻ càng sớm càng tốt. Ảnh: BTH

Cần dạy bơi cho trẻ càng sớm càng tốt. Ảnh: BTH

Theo các chuyên gia bơi lội, khi chìm dưới nước, con người sẽ bị ngất. Từ phút thứ 4 trở đi, con người rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Trong vòng 8 phút chìm dưới nước, nạn nhân sẽ tử vong.

Phương Anh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Phụ huynh mong trẻ em được tiêm vaccine Covid-19

Phụ huynh mong trẻ em được tiêm vaccine Covid-19

2 năm trước

Nhiều trẻ mắc Covid-19 nên không ít phụ huynh mong muốn con được tiêm vaccine ngừa Covid-19 để tránh nguy cơ lây nhiễm. Thái Lan là nước tiếp tục tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho học sinh.
Hướng tới dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp

Hướng tới dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp

2 năm trước

Các mô hình trung tâm công tác xã hội, bảo trợ xã hội cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em đã góp phần phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, hỗ trợ kịp thời...
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đồng hành bảo trợ, chăm sóc trẻ em mất cha mẹ vì Covid-19

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đồng hành bảo trợ, chăm sóc trẻ em mất cha mẹ vì Covid-19

2 năm trước

Chương trình nhằm hỗ trợ một cách bền vững, lâu dài, giúp các em mồ côi vượt qua khó khăn, trưởng thành trong sự yêu thương, giáo dục hiệu quả.