THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 02:07

Việt Nam đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người dân

24/10/2021 | 06:14
Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Đảng và Nhà nước ta luôn đảm bảo mọi người dân được thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức quốc gia Đại lễ Vesak 2019 Đọc Tuyên bố chung Vesak 2019 - Tuyên bố Hà Nam. Ảnh: Dương Giang

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức quốc gia Đại lễ Vesak 2019 Đọc Tuyên bố chung Vesak 2019 - Tuyên bố Hà Nam. Ảnh: Dương Giang

VIệt Nam hiện có hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo (chiếm khoảng 27% dân số), hơn 58.000 chức sắc, 148.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự,… Với 53 cơ sở đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; trong đó, một số cơ sở được phép đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Chính quyền các địa phương còn tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng thần học, giáo lý cho hơn 10.000 người mỗi năm.

Không chỉ là quốc gia đa tôn giáo, Việt Nam còn là quốc gia đa dân tộc (với 54 dân tộc cùng sinh sống), mỗi dân tộc đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng khác nhau, với rất nhiều lễ hội truyền thống dân gian, tạo nên sự đa dạng trong đời sống tâm linh liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt.

Hàng năm, cả nước có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức. Các hoạt động tôn giáo diễn ra sôi động trên khắp cả nước; nhiều hoạt động, sinh hoạt tôn giáo lớn được tổ chức trang trọng, thu hút hàng trăm nghìn lượt người tham dự.

Về tín ngưỡng dân gian, với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi… để được phù hộ. Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày-Thái, nhóm Mông-Dao; nhóm Hoa-Sán Dìu-Ngái; nhóm Chăm-Ê đê-Gia Rai; nhóm Môn-Khơ me.

Bên cạnh đó, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt là thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất. Ở các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân luôn được coi trọng.

Bên cạnh việc cúng giỗ tổ tiên ở từng gia đình, dòng họ; nhiều làng ở Việt Nam có đình thờ thành hoàng. Ngoài ra, người Việt còn thờ các thần như thần bếp, thần thổ công…

Ở Việt Nam hiện có 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. Các tôn giáo khác gồm: Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Cộng đồng Tôn giáo Baha’i Việt Nam, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo, Bà-la-môn…

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo; đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật; các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo được phát huy…

1(7)

Điều 24 Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) của nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Ngoài ra, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân cũng được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp quy khác như: Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Đất đai, Luật Giáo dục, Bộ luật Hình sự 2016, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ... Các tín đồ tôn giáo hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình. Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được tự do trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo luật. Việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc được thực hiện theo quy định của giáo hội.

Các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân trong những năm qua đều có sự phát triển về số lượng cơ sở giáo hội, về tín đồ, chức sắc nhà tu hành, về việc xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, bảo đảm kinh sách, các hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và giáo lý, giáo luật.

Các chức sắc, nhà tu hành được tham gia học tập, đào tạo ở trong nước và nước ngoài hoặc tham gia các sinh hoạt tôn giáo ở nước ngoài. Nhiều tổ chức tôn giáo nước ngoài đã vào giao lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện cả trên thực tế và về mặt pháp lý đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, đối tượng được quan tâm, bảo đảm ở đây không chỉ là con người, tổ chức, nhân dân, công dân sinh sống ở trong nước mà còn là tổ chức, cá nhân người nước ngoài có tôn giáo đang sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam; kể cả người Việt Nam ở nước ngoài trở về quê hương sinh sống.

Bằng những hành động thiết thực, cụ thể, chúng ta tiếp tục đưa chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo trong cả nước.

Tuấn Minh
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

5 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Nhiều thông tin sai lệch về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Nhiều thông tin sai lệch về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

2 năm trước

Trong Báo cáo tự do tôn giáo năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ phần báo cáo liên quan đến Việt Nam có một số nội dung đánh giá tích cực hơn so với năm 2019. Song, báo cáo chủ yếu vẫn có nhiều...
Doanh nghiệp chống chèo 'vượt bão' dịch bệnh

Doanh nghiệp chống chèo "vượt bão" dịch bệnh

2 năm trước

2 năm quăng quật trong đại dịch khốc liệt, nhiều doanh nghiệp Đắk Lắk kiệt sức, mất tuổi tên, thương hiệu. Nhưng cũng có những doanh nhân coi đây là thời cơ trui rèn, củng cố lại kỹ...
Tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

2 năm trước

Trước những ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, trong hai ngày 21 và 22/10/2021, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam...
Hòa Phát tăng tốc đầu tư lớn vào sản xuất hàng điện lạnh - gia dụng

Hòa Phát tăng tốc đầu tư lớn vào sản xuất hàng điện lạnh - gia dụng

2 năm trước

Quý III/2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt 38.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 56% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế lần đầu tiên trong lịch sử đạt 10.350 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ...