THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 06:56

Viết về trẻ em: Tuy khó nhưng thú vị!

20/06/2022 | 23:00
Viết về trẻ em, tôn trọng sự thật thôi chưa đủ, bởi sự thật đôi khi có thể khiến trẻ bị tổn thương. Ngoài việc phải am hiểu tâm lý trẻ em, nắm vững các điều luật liên quan đến quyền trẻ em, người viết còn phải có tình thương, lòng trắc ẩn, biết cân nhắc nên đăng tải những thông tin nào lên mặt báo và những thông tin nào giữ lại cho riêng mình vì lợi ích tốt nhất của trẻ.
ThS. Vũ Văn Dũng chia sẻ thông tin tới các nhà báo. Ảnh: Dương Thìn

ThS. Vũ Văn Dũng chia sẻ thông tin tới các nhà báo. Ảnh: Dương Thìn

Cái khó của người làm báo khi viết về trẻ em

Cánh phóng viên viết về trẻ em không nhiều. Những lần tụ họp, một số kể rằng, viết về trẻ em nếu không phải các vụ việc xâm hại hay bạo hành gây chấn động dư luận thì view cực thấp và điều đó đồng nghĩa với nhuận bút thấp. Nhìn sang đồng nghiệp, viết cái tin giải trí “nhàn tênh” nhưng vì có “ngôi sao” nổi tiếng thế là view khủng, nhuận bút cao chất ngất, còn mình, viết về trẻ em, phỏng vấn từ cha mẹ/ thầy cô, chuyên gia và cả trẻ, nhưng lượt xem “hẻo”, nhuận bút thì vừa đủ chi trả tiền xăng xe đi lại.

Có một thực tế là, những bài viết định hướng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hay đưa ra các giải pháp để phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em chưa thực sự được đông đảo dư luận quan tâm. Những bài viết về gương tốt là trẻ em thì lại càng ít người đọc hơn nữa.

Còn với các vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em nghiêm trọng, các phóng viên đương nhiên phải vạch trần sự thật để các cơ quan chức năng đòi lại công lý cho các em, nhưng phải nói quá nhiều về sự việc này đôi khi khiến họ bị ám ảnh. Mặt khác, khai thác sâu nỗi đau của nạn nhân có thể khiến cho trẻ và gia đình cảm thấy mệt mỏi, tổn thương thêm - đây không phải là điều những người cầm bút mong muốn.

Mảng đề tài báo chí về trẻ em rất rộng, nhưng số lượng phóng viên viết về trẻ em không nhiều. Hầu hết các báo, tạp chí, các kênh truyền hình, phát thanh đều có các chương trình, các chuyên mục dành riêng cho trẻ em hoặc nói về trẻ em nhưng những tờ báo chuyên biệt chỉ viết riêng về trẻ em thì vô cùng ít. Bao năm qua, trẻ em vẫn chỉ quanh quẩn với những tờ báo như: Nhi đồng, Thiếu niên tiền phong, Hoa học trò, Khăn quàng đỏ, Mực tím… Số đầu báo uy tín dành cho trẻ em chỉ độ hơn chục tờ, so với số lượng báo chí phổ thông thì con số này rất khiêm tốn.

Ths. Vũ Văn Dũng - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông, Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, các phóng viên cần nghiên cứu kỹ hơn về quyền trẻ em vì đã có một số báo, một số kênh truyền thông đại chúng mong muốn bảo vệ trẻ em, nhưng vi phạm quyền khác của trẻ em, đặc biệt là quyền bí mật đời sống riêng tư. Quyền này ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và toàn diện của trẻ.

“Hãy vì lợi ích tốt nhất của trẻ em” ông Vũ Văn Dũng nhấn mạnh.

Trong khi đó, để tiếp cận trẻ em và viết về trẻ em lại không mấy dễ dàng đối với người làm báo. Bởi trẻ em là một đối tượng đặc biệt. Người làm báo cần hiểu rõ tâm lý lứa tuổi của các em mới có thể tạo được sự tin tưởng để trẻ chia sẻ câu chuyện của mình.

Hơn nữa, phóng viên cũng không thể đường đột tiếp xúc hay yêu cầu trẻ trả lời phỏng vấn, bạn chỉ có thể tiếp cận trẻ khi cha mẹ hoặc người giám hộ cho phép. Trong nhiều trường hợp, khi phóng viên viết về các vấn đề tế nhị hay trái chiều, gia đình trẻ từ chối hợp tác thì cho dù trong tay phóng viên đã gần như có đầy đủ dữ liệu để có thể triển khai bài viết, đề tài ấy vẫn có thể phải hủy bỏ.

Viết về trẻ em - Người làm báo “lãi đơn, lãi kép”

Gặp mấy người bạn trong nhóm phóng viên chuyên viết về trẻ em, tôi thấy ai cũng trẻ trung, cởi mở, đầy sức sống. Không biết có phải vì họ tiếp xúc nhiều với trẻ em? Mặc cho công việc gặp không ít khó khăn và thu nhập thấp hơn so với các đồng nghiệp, nhưng những giá trị mà trẻ em trao tặng lại cho những nhà báo chuyên viết về trẻ em thì không thước đo nào đong đếm được.

Nhà báo Phan Việt Hùng tặng hoa các cầu thủ tham dự vòng loại Giải bóng đá thiếu niên toàn quốc YAMAHA CUP 2022 tại Rạch Giá (Kiên Giang).

Nhà báo Phan Việt Hùng tặng hoa các cầu thủ tham dự vòng loại Giải bóng đá thiếu niên toàn quốc YAMAHA CUP 2022 tại Rạch Giá (Kiên Giang).

Cái lãi lớn nhất đối với những phóng viên viết về trẻ em là trong rất nhiều tác phẩm, có bài có thể ngăn được một đứa trẻ có ý định tự tử, ngăn được một bà mẹ trầm cảm từng nghĩ tới việc ôm con cùng chết, hay đến được với những ông bố bà mẹ đang chật vật, khốn khổ vì không biết phải nuôi dạy, chăm sóc đứa con bị tự kỷ như thế nào… Có thể tác phẩm báo chí ấy không có hàng vạn, hàng triệu view nhưng chỉ cần nó đến với đúng người, đúng thời điểm, bài viết ấy là vô giá. Và với những người làm báo trẻ em, tác động tích cực của bài viết sẽ là phần thưởng to lớn và niềm hạnh phúc lớn lao không gì sánh được.

Cái lãi nữa của người người làm báo trẻ em là thông qua trò chuyện với các em, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ, họ hiểu hơn về đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em, biết được trẻ đang phải đối mặt với những cạm bẫy và thách thức gì trong cuộc sống. Ðiều này giúp cho các phóng viên, biên tập viên báo chí trẻ em có thêm kinh nghiệm để nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục chính con em mình.

Ông Phan Việt Hùng – Phó Tổng biên tập Báo Thiếu niên tiền phong & Nhi đồng cho biết: Suốt 30 năm làm báo cho trẻ em, tôi nhận thấy, báo chí trẻ em luôn là món ăn tinh thần bổ ích được các em yêu quý và đón đọc mỗi ngày. Có thể nói, báo chí trẻ em đã góp phần không nhỏ giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ em, cung cấp cho các em những giá trị cốt lõi mà mọi trẻ em cần hướng tới, đó là học tập tốt, lao động tốt và sống có lý tưởng… Báo chí trẻ em đã bổ sung nhiều kiến thức quan trọng ngoài nhà trường, để các em được vui chơi, giải trí, học hỏi nhiều điều hay trong cuộc sống. Với riêng Báo Thiếu niên tiền phong & Nhi đồng, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của những độc giả nhí, chúng tôi đã liên tục đổi mới về hình thức cũng như nội dung, đem tới những bài báo bổ ích, nhiều hình ảnh đẹp, các cuộc thi hấp dẫn dành riêng cho các em.

Ðặc biệt, thông qua báo chí, nhiều trẻ em yếu thế, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được giúp đỡ, những bất cập về giáo dục và chăm sóc trẻ em được xóa bỏ, các em được bảo vệ, được nói lên những mong muốn và nguyện vọng, những gương sáng được lan tỏa, những ước mơ được vun trồng và có cơ hội được trở thành hiện thực.

Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để những năm tháng đeo đuổi nghiệp viết lách của các nhà báo chuyên về trẻ em trở nên vô cùng ý nghĩa và giàu giá trị nhân văn.

Bình Yên
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao

Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao

1 năm trước

Những tuyệt chiêu sau sẽ giúp cha mẹ làm mát cơ thể ngày nắng nóng cho trẻ và bảo vệ sức khỏe mùa hè, giúp con khỏe mạnh và có một mùa hè thật ý nghĩa.
Hà Nội dự kiến ngày 9/7 công bố điểm thi lớp 10 năm học 2022-2023

Hà Nội dự kiến ngày 9/7 công bố điểm thi lớp 10 năm học 2022-2023

1 năm trước

Theo lịch công tác tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022-2023. Dự kiến, chậm nhất vào ngày 9/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh...
Festival “Tinh hoa Tây Bắc - Hương sắc Lào Cai” sẽ mang đến những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách

Festival “Tinh hoa Tây Bắc - Hương sắc Lào Cai” sẽ mang đến những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách

1 năm trước

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch số 221/KH-UBND về việc tổ chức Festival “Tinh hoa Tây Bắc - Hương sắc Lào Cai” năm 2022. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 8/8, tại khuôn viên Nhà Du...