THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 04:36

Xây dựng “Ngôi nhà an toàn” – phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em

14/11/2021 | 09:25
Bảo vệ trẻ em khỏi bị các tai nạn thương tích là trách nhiệm của gia đình, của cộng đồng, của Nhà nước và của chính bản thân trẻ em. Trong đó, việc đẩy mạnh xây dựng ngôi nhà an toàn và cộng đồng an toàn cho trẻ em, được xem là một chiến lược phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng lâu dài và bền vững.
Cần dạy cho trẻ biết các chất gây ngộ độc ngay trong nhà mình. Ảnh: Bạch Dương

Cần dạy cho trẻ biết các chất gây ngộ độc ngay trong nhà mình. Ảnh: Bạch Dương

Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra tai nạn thương tích cho trẻ em, là sự hạn chế về nhận thức của con người, trong phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em. Đây là nguyên nhân có tính phổ biến. Ví dụ như: Gia đình có biết nguy hiểm, nhưng không phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; Cộng đồng dân cư (bao gồm chính quyền, đoàn thể và người dân) thiếu ý thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em…

Các nghiên cứu còn cho thấy, trẻ thường bị tai nạn thương tích trong chính ngôi nhà của mình, do trong nhà ẩn chứa nhiều yếu tố nguy cơ. Phòng tránh các tai họa luôn có thể xảy ra với trẻ bất kỳ lúc nào, ngay trong môi trường gần gũi trẻ nhất là ngôi nhà trẻ ở, là một biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ.

Thế nào là ngôi nhà không an toàn, có nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ:

Đó là những ngôi nhà, mà trẻ dễ tiếp xúc với các tác nhân sau:

- Tác nhân gây tai nạn giao thông: Nhà cửa không có rào, cổng, cửa chắn an toàn ngăn cách trẻ với đường và các phương tiện giao thông.

- Tác nhân gây bỏng: Trẻ dễ tiếp xúc với các vật nóng gây bỏng như thức ăn nóng, phích nước sôi... để trong tầm với của trẻ hoặc nơi trẻ thường chơi đùa, qua lại. Các thiết bị nấu ăn bếp lò, bếp ga... không bảo đảm an toàn do không được che chắn bảo vệ. Các vật gây cháy bao diêm, bật lửa để không đúng chỗ trẻ có thể với được.

- Tác nhân gây điện giật: Các thiết bị điện như ổ cắm để thấp trong tầm với của trẻ. Hệ thống điện thiết kế không đúng qui cách, không có thiết bị bảo vệ, dây dẫn điện bị hở, các đồ dùng bị rò điện, khi trẻ chơi gần đó có thể nghịch và bị điện giật.

- Tác nhân gây rách da, chảy máu: Trẻ bị thương do nghịch các vật sắc nhọn như mảnh thuỷ tinh, dao kéo... để trong tầm với của trẻ.

- Tác nhân gây ngộ độc: Các chất tẩy rửa, thuốc độc (hoá chất trừ sâu, thuốc diệt chuột..), thuốc uống để không đúng chỗ, để trong tầm tay của trẻ. Bếp lò, bếp than, bếp ga để trong phòng kín, nơi trẻ sinh hoạt. Các loại thức ăn ôi thiu hoặc có chất độc không được thường xuyên xem xét và cách ly khỏi trẻ.

- Tác nhân gây ngã: Trong nhà, các bậc thềm cao, cầu thang không có tay vịn, gác xép không có thành chắn, các cây cao xung quang nhà không có rào ngăn, hoặc không có người trông trẻ do đó trẻ dễ bị ngã…

- Tác nhân gây đuối nước: Các hố sâu đào đất lấy cát, làm gạch, hố vôi, hoặc ao, hồ quanh nhà… không được làm rào, che chắn an toàn xung quanh, giếng nước không có nắp đậy... Những ngôi nhà vùng lũ, vùng sông nước không có cửa chắn, rào cổng an toàn cũng dễ làm trẻ bị tai nạn thương tích.

- Tác nhân động vật cắn: Những vật nuôi trong nhà chó, mèo có thể cào cắn trẻ; Trâu, bò, ngựa có thể húc, đá trẻ.Trong nhà và các khu vực xung quanh nhà có tổ ong, bụi rậm thì trẻ dễ bị ong đốt, rắn cắn.

- Tác nhân gây gây ngạt, tắc đường thở: Đồng xu, cúc áo, nút chai, kim băng, cặp tóc, túi nylon, hạt trái cây... vứt bừa bãi khiến trẻ nghịch ngợm và lọt vào đường thở của trẻ. Các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm như kiếm, súng... bắn đạn vào mắt, gây trầy xước cho trẻ.

- Tác nhân gây tai nạn do bom mìn, vật nổ: còn sót lại sau chiến tranh, có thể bị vùi lấp trong lòng đất hay được các gia đình thu gom làm phế liệu để ở trong nhà. Trẻ tò mò, cầm nghịch hoặc vô tình bị bom, mìn, vật liệu nổ phát nổ gây thương tích hoặc tử vong.

Một ngôi nhà đạt các tiêu chuẩn ngôi nhà an toàn cho trẻ em, cần phải có những điều kiện sau:

- Giếng nước, bể nước, chum vại nước, hố vôi, hố phân sầu phải có nắp đậy chắc chắn, an toàn.

- Có bếp riêng, bếp có cửa chắn đề phòng trẻ bị bỏng; Phích nước nóng để nơi an toàn trẻ không sờ tới được.

- Các vật dễ cháy, nổ (xăng, dầu, cồn, đèn, diêm…) để nơi an toàn tránh trẻ bị bỏng.

- Dụng cụ điện phải an toàn, ổ điện để lên cao trẻ không với tới được đề phòng điện giật.

- Không cho trẻ tiếp xúc với vật sắc nhọn (dao, liềm, mảnh kính vỡ...) đề phòng cắt hoặc đâm vào trẻ.

- Dụng cụ đựng hoá chất (thuốc trừ sâu, a xít, chất tẩy rửa..) các loại thuốc phải có nhãn rõ ràng, để trong tủ có khóa hoặc để ngoài tầm với của trẻ.

- Cầu thang, lan can phải có tay vịn hoặc cửa chắn đề phòng trẻ ngã.

- Không để trẻ chơi các vật nhỏ dễ nuốt như kim băng, các loại hạt, đồng xu, cúc áo… đề phòng hóc nghẹn.

- Sàn gác trong nhà phải chắc chắn, đề phòng gãy sập.

- Lối đi ra suối, ao hồ, hố sâu… phải có rào chắn.

- Vật dụng trong nhà như xe máy, xe đạp, rìu, cung nỏ… phải để gọn gàng và an toàn.

Những cơ sở trông trẻ nhỏ cần làm rào chắn. Ảnh: Bạch Dương

Những cơ sở trông trẻ nhỏ cần làm rào chắn. Ảnh: Bạch Dương

Xây dựng ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích - là một biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ em, bởi vì:

- Giúp cho các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ nhận biết được các mối hiểm hoạ xung quanh nhà và bên trong nhà có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ.

- Giảm đến mức thấp nhất các loại tai nạn thương tích ở trẻ em tại gia đình và cộng đồng do các nguyên nhân trong sinh hoạt hàng ngày gây ra.

- Cộng tác viên, tuyên truyền viên tại cộng đồng và tất cả mọi người cần làm những việc sau, để xây dựng nhiều ngôi nhà an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em:

+ Tuyên truyền về các tiểu chuẩn của ngôi nhà an toàn.

+ Hướng dẫn các gia đình biết cách xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em.

+ Tiến hành truyền thông giáo dục bằng các hình thức: truyền thông đại chúng qua loa đài, truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cộng tác viên.

+ Tổ chức các buổi toạ đàm, các lớp truyền thông tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã/ phường.

+ Phát động các cuộc thi tìm hiểu về ngôi nhà an toàn cho trẻ em.

+ Xây dựng góc truyền thông giới thiệu về ngôi nhà an toàn cho trẻ em. Phối hợp với ban ngành đoàn thể tại địa phương, tổ chức triển khai xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em.

+ Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh…) định kỳ kiểm tra việc thực hiện ngôi nhà an toàn cho trẻ em, tại các hộ gia đình và tổ chức truyền thông về ngôi nhà an toàn. Đối với từng gia đình, việc làm cho môi trường sống của trẻ an toàn, lành mạnh chính là cách thiết thực nhất để trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Đối với cộng đồng và Nhà nước, ngoài trách nhiệm ra còn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn và sự văn minh của một xã hội phát triển. 

Chi Lan
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em

Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em

2 năm trước

Trong những năm qua, công tác xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em đã được các ngành chức năng, các địa phương tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đồng bộ và đạt nhiều kết...
Vì sao cuộc thi lập trình robot trực tuyến thu hút nhiều em tranh tài?

Vì sao cuộc thi lập trình robot trực tuyến thu hút nhiều em tranh tài?

2 năm trước

Học sinh đến từ 6 trường THPT khắp Việt Nam vừa có dịp thử tài lập trình robot tại Cuộc thi Robotics trực tuyến.
Tổng kết chiến dịch Lan toả yêu thương 2021

Tổng kết chiến dịch Lan toả yêu thương 2021

2 năm trước

Trong hai ngày 10 và 11/11/2021, Hội thảo tổng kết chiến dịch Lan toả yêu thương được tổ chức với chủ đề “Các phương pháp giáo dục tích cực và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em" với...
Trao kinh phí hỗ trợ cho trẻ em con sản phụ bị nhiễm Covid-19

Trao kinh phí hỗ trợ cho trẻ em con sản phụ bị nhiễm Covid-19

2 năm trước

Ngày 10/11, UBND Quận 4, TP HCM đã tổ chức chương trình trao hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và trẻ là con của sản phụ nhiễm Covid-19 trên địa bàn quận.