THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 05:53

Cần thiết phải có cán bộ chuyên trách BVTE tại các địa phương

15/04/2023 | 07:11
“Một trong những vấn đề xã hội lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay là tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em, lao động trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi, và người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội phức tạp này là một lĩnh vực chuyên môn đòi hỏi kỹ năng công tác xã hội chuyên nghiệp”, bà Lê Hồng Loan - Trưởng Chương trình BVTE Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) chia sẻ với báo giới.
Bà Lê Hồng Loan - Trưởng Chương trình BVTE Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).

Bà Lê Hồng Loan - Trưởng Chương trình BVTE Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).

PV: Xin bà cho biết sự cần thiết phải có một cán bộ chuyên trách công tác trẻ em tại các địa phương (đến cấp xã)?

Bà Lê Hồng Loan: Trên phạm vi toàn cầu và khu vực, tăng cường nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ trẻ em (BVTE) được coi là rất quan trọng trong việc đảm bảo việc hoạt động hiệu quả của hệ thống BVTE.

Ở Việt Nam, mặc dù có nhiều tiến bộ đáng kể trong quá trình phát triển công tác xã hội vào những năm gần đây, tuy nhiên hiện chưa có nhân viên công tác xã hội ở cấp huyện và cấp xã, không có cán bộ chuyên trách BVTE toàn thời gian ở cấp huyện.

Hiện nay, chỉ có một cán bộ LĐ-TB&XH cấp xã phụ trách toàn bộ các vấn đề về an sinh xã hội, trong đó có bao gồm giảm nghèo, lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bạo lực gia đình, BVTE và các vấn đề xã hội khác.

Luật Trẻ em nhấn mạnh tầm quan trọng của cán bộ BVTE cấp xã. Yêu cầu mỗi xã phải có ít nhất một cán bộ phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nhưng vai trò này thường được đảm nhận bởi các cán bộ lao động xã hội xã, những người kiêm nhiệm thêm chức năng BVTE vào vai trò vốn đã quá tải của họ. Thêm nữa, hầu hết cán bộ công tác phúc lợi xã hội chưa được đào tạo về kỹ năng công tác xã hội và BVTE, vì vậy họ rất thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vụ việc BVTE.

Công tác BVTE ở cấp xã/phường chủ yếu dựa vào các tình nguyện viên và cán bộ đoàn thể, những người chưa được đào tạo về công tác xã hội, BVTE cũng như không được giao thẩm quyền và nhiệm vụ thực hiện chức năng BVTE. Có thể, họ làm tốt các hoạt động phòng ngừa tại cộng đồng cũng như ứng phó với các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có nguy cơ bị xâm hại thấp, tuy nhiên, những vụ việc về BVTE nghiêm trọng hơn, có nguy cơ cao, bao gồm cả những vụ bạo lực, xâm hại trẻ em đòi hỏi mức độ thẩm quyền và năng lực cao hơn. 

Do đó, cần thiết phải có cán bộ chuyên trách BVTE chuyên trách và chuyên nghiệp cấp huyện để quản lý, điều phối giải quyết các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em, kể cả việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra có thẩm quyền trong các vụ việc có dấu hiệu tội phạm; quản lý giám sát, giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Song song với đó cần phải có cán bộ BVTE chuyên trách cấp xã.

Mặc dù việc tăng cường đội ngũ nhân viên công tác xã hội và cán bộ BVTE sẽ phát sinh chi phí, nhưng con số này nhỏ hơn nhiều so với chi phí để giải quyết hậu quả của bạo lực đối với trẻ em và tội phạm ở người chưa thành niên trong dài hạn.

PV: Trên thế giới, chính quyền bố trí cán bộ phụ trách công tác này như thế nào, thưa bà?

Bà Lê Hồng Loan: BVTE là lĩnh vực chuyên môn giải quyết các vấn đề xã hội nhạy cảm và thường bị che giấu. Việc xác định và giải quyết các yếu tố rủi ro xã hội dẫn đến bỏ mặc, bạo lực, xâm hại và bóc lột trẻ em đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn về kỹ năng CTXH.

Kinh nghiệm toàn cầu cũng cho thấy, một hệ thống BVTE hiệu quả đòi hỏi đội ngũ cán bộ có năng lực và kỹ năng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng và phức tạp của trẻ em và gia đình. Ở nhiều quốc gia, đó là sự kết hợp của các nhân viên xã hội chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp ở cấp tỉnh, huyện và xã. Các nhân viên CTXH là xương sống của hệ thống.

Nhiều nước, trong đó có các nước ASEAN, đã xây dựng tỷ lệ nhân viên xã hội được đào tạo theo dân số trẻ em. Ví dụ, cứ 100.000 trẻ em thì có 13,8 nhân viên xã hội công lập ở Philipines. 

Từ năm 2020, tất cả các xã, phường, thị trấn phải có ít nhất một người làm công tác BVTE.

Từ năm 2020, tất cả các xã, phường, thị trấn phải có ít nhất một người làm công tác BVTE.

PV: Thưa bà, nhiệm vụ cụ thể của những cán bộ CTXH với trẻ em là gì?

Bà Lê Hồng Loan: Những nhiệm vụ chính của nhân viên CTXH bao gồm: Xác định trẻ và gia đình dễ bị tổn thương hoặc có nguy cơ bị tổn hại; tiếp nhận và phân loại các trường hợp được báo cáo để đánh giá mức độ rủi ro từ đó có kế hoạch can thiệp phù hợp trợ giúp trẻ và gia đình; thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp khi cần thiết, phối hợp với cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải cứu/đưa trẻ đến nơi an toàn và sắp xếp dịch vụ chăm sóc thay thế tạm thời phù hợp; phương pháp tiếp cận đa ngành theo nhóm: Một trong những chiến lược hiệu quả nhất để tăng cường ứng phó với bạo lực trẻ em là thành lập các nhóm đa ngành bao gồm cán bộ BVTE, điều tra viên và nhân viên y tế để phối hợp điều tra và ứng phó. Điều này giúp đảm bảo các can thiệp điều tra tội phạm và BVTE.

Đồng thời, đánh giá toàn diện và lập kế hoạch can thiệp toàn diện với trẻ và gia đình, xây dựng các kế hoạch tổng thể nhằm hỗ trợ trẻ và gia đình của trẻ. Phối hợp và hợp tác với các chuyên gia khác (chăm sóc sức khỏe, sức khỏe tâm thần, cơ quan hỗ trợ pháp lý, tòa án, trường học...) để đảm bảo rằng đứa trẻ nhận được sự chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ mà trẻ cũng như gia đình cần. 

Bên cạnh đó, hỗ trợ tâm lý cho trẻ; Tiến hành liệu pháp giáo dục gia đình và xã hội để giúp trẻ phục hồi chức năng; Nâng cao kỹ năng làm cha mẹ và củng cố các chiến lược đối phó của gia đình; Theo dõi và đánh giá việc thực hiện kế hoạch can thiệp đề xuất sửa đổi kế hoạch khi cần thiết; Giám sát trẻ em trong môi trường chăm sóc thay thế đảm bảo tình trạng sức khỏe và an toàn của các em.

Trân trọng cảm ơn bà!

Liên quan đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật, nhân viên CTXH có những vai trò sau:

- Tiến hành các hoạt động phòng chống tội phạm người chưa thành niên;

- Tham gia và hỗ trợ người chưa thành niên trong quá trình tố tụng hình sự;

- Hỗ trợ giám sát người chưa thành niên trong giai đoạn trước khi xét xử;

- Đánh giá chuyên môn về lý lịch và hoàn cảnh của người chưa thành niên;

- Quản lý và giám sát người chưa thành niên bị áp dụng hình phạt, biện pháp không giam giữ;

- Tái hòa nhập và chăm sóc sau hoà nhập.

Châu Anh Hưng
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Gia Lai khen thưởng học sinh lớp 4 dũng cảm cứu người bị đuối nước

Gia Lai khen thưởng học sinh lớp 4 dũng cảm cứu người bị đuối nước

1 năm trước

Ngày 13/4, Chủ tịch UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) Huỳnh Văn Trường đã có quyết định khen thưởng đột xuất đối với cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người...
Đừng để cha mẹ và con cái mất kết nối

Đừng để cha mẹ và con cái mất kết nối

1 năm trước

Ngày càng có nhiều cha mẹ than phiền về việc mất kết nối với con cái. Con cái không chịu nói chuyện với bố mẹ, thậm chí, ngay cả khi bố mẹ hỏi chuyện, trẻ cũng không đáp trả. Kết...
Học sinh, sinh viên và các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, thiết thực

Học sinh, sinh viên và các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, thiết thực

1 năm trước

Để bắt tay vào một dự án khởi nghiệp, học sinh, sinh viên (HS, SV) cần trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng, từ cách xây dựng sản phẩm, kêu gọi vốn, marketing, bán hàng, chăm sóc...