THỨ BẨY, NGÀY 04 THÁNG 05 NĂM 2024 03:31

Cha mẹ không được phớt lờ câu hỏi của trẻ

25/10/2021 | 12:35
Cha mẹ không được phớt lờ trả lời câu hỏi của trẻ vì điều này có thể làm tắt nguồn cảm hứng hỏi ở trẻ. Sau đây là một số lưu ý cha mẹ cần quan tâm để cùng con phát triển tư duy.
Cách trả lời câu hỏi của trẻ. Ảnh tongdai111.vn

Cách trả lời câu hỏi của trẻ. Ảnh tongdai111.vn

Trẻ từ 2 – 4 tuổi đặt câu hỏi cha mẹ trả lời hay phớt lờ?

Việc đặt câu hỏi của trẻ cho cha mẹ, đặc biệt ở các bé từ 2-4 tuổi liên quan đến 1 cơ chế thu nhập thông tin, đòi hỏi cho phát triển nhận thức ở trẻ. Những câu hỏi của trẻ liên tục và hỏi bất cứ lúc nào là một cơ chế hoàn toàn tự nhiên để trẻ lấy thông tin. Nếu những câu hỏi được trả lời một cách quan tâm, có hướng dẫn và có nội dung thì trẻ sẽ phát triển rất tốt về nhận thức.

Kỹ năng đặt câu hỏi này sẽ giảm dần sau 10 tuổi và chuyển sang giai đoạn tiếp thu. Nó liên hệ mật thiết với những kỹ năng mới như đọc, viết và diễn thuyết. Giai đoạn đặt câu hỏi của trẻ là 1 phần phát triển liên tục với những giai đoạn sau, nó giúp trẻ nhận thức, đánh giá về thế giới tốt hơn. Một đứa trẻ biết đặt câu hỏi từ nhỏ sẽ biết tìm tòi đọc sách, sẽ biết trình bày diễn thuyết tốt mọi vấn đề.

Ai được trẻ thường xuyên đặt câu hỏi?

Trẻ dưới 3 tuổi có thể đặt câu hỏi ngẫu nhiên với cha mẹ hay bất kì ai về vấn đề chúng tò mò. Nhưng, khi trẻ lớn hơn sẽ nhận ra người có 2 yếu tố sau đây để hỏi:

+ Có vui lòng lắng nghe câu hỏi của trẻ.

+ Có đủ kiên nhẫn và hiểu biết để trả lời trẻ muốn.

Nghe có vẻ phức tạp, nhưng với trẻ nó đơn giản là tìm 1 người chịu giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh.

Liệu bạn có đủ may mắn được trẻ chọn? Nếu đã được chọn, hãy vui mừng đi vì với trẻ bạn là 1 người đặc biệt của đặc biệt rồi. Thực ra, trẻ sẽ yêu mến và tin tưởng bạn. Bạn là người sẽ có tác động to lớn lên mọi nổ lực khác của trẻ.

Cách trả lời hiệu quả những câu hỏi của trẻ.

Cha mẹ phải thể hiện thái độ: quan tâm khi trẻ hỏi.

Câu trả lời của cha mẹ cần cho thông tin, ngắn gọn, chủ yếu nhấn mạnh ngôn ngữ và hành động đối với trẻ 1-3 tuổi, nhưng tương đối đủ; riêng trẻ từ 4-8 tuổi có thêm phần giải thích.

Thái độ của cha mẹ khi trẻ đặt câu hỏi

Không phải lúc nào bạn cũng có ngay câu trả lời, cách thể hiện đúng thái độ trì hoãn câu trả lời của bạn đối với trẻ cũng mang lợi ích phát triển cho việc tiếp nhận thông tin của trẻ:

Nếu câu trả lời bạn không rõ, bạn cứ nói: “Cái này mẹ không rõ, sao chúng ta không ghi chú lại, ngày mai chúng ta đi nhà sách, thư viện mẹ con ta cùng tìm câu trả lời nhé!”. Nói là phải làm, bạn phải viết lên 1 ticker, rồi dán lên bảng thông tin của gia đình và ghi chú “Mai mẹ con ta đi nhà sách nhé!”.

Nếu trẻ hỏi lúc bạn đang bận, bạn hãy dừng 5 phút để trả lời bé hoặc cho bé một giải thích là “Mẹ sẽ tìm câu trả lời của con sau khi mẹ xong việc nhé”.

Những hành động sai lầm của cha mẹ làm mất cơ chế tiếp nhận thông tin đòi hỏi của trẻ

Ngày nay, cha mẹ thường dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, máy tính, ipad, thường không dành nhiều thời gian để lắng nghe và trò chuyện với trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng được tiếp cận và làm quen với thiết bị điện tử quá sớm hoặc bị cha mẹ ít quan tâm do cha mẹ có quá nhiều việc, những đứa trẻ này sẽ dần ít đặt câu hỏi hơn và cơ chế tiếp nhận thông tin đòi hỏi cũng bị thay đổi

Những câu trả lời đại khái, không đúng nội dung câu trẻ hỏi hoặc phớt lờ không trả lời. Điều này cha mẹ hay mắc phải. Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng cần trả lời nghiêm túc.

Những câu hỏi và cách trả lời 

Trẻ dưới 2.5 tuổi, câu hỏi thường không rõ ràng vì trẻ học nói và hay nói nhanh, các âm thường dính lại với nhau. Do đó, đôi lúc bạn không nghe được cái gì bé muốn hỏi, cha mẹ đừng bỏ qua giây phút này vì chính những lúc này bạn vừa giúp cơ chế tiếp nhận thông tin đòi hỏi phát triển, mà còn giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ tốt hơn. Cha mẹ chỉ cần bảo bé nói lại, nhưng 1 số bé cá tính chỉ nói lại 1-2 lần, nếu bạn tỏ ra không hiểu thì sẽ làm bé rất khó chịu . Lúc này, cha mẹ sẽ cần phải thể hiện thái độ tích cực và lắng nghe. Bạn cho bé dẫn đến cái bé nói, để bé tập nói từ từ, điều này cũng làm bạn dần hiểu để có câu trả lời thuyết phục hơn. Bạn sẽ ngạc nhiên, sau vài lần như vậy trẻ nói tốt hơn và nhận thức cũng tốt hơn.

Trẻ trên 2.5 -4 tuổi, các câu hỏi liên quan tới: cái gì, như thế nào, tại sao… Cha mẹ luôn mở đầu với câu: “để mẹ thử trả lời câu hỏi của con nhé…”. Câu trả lời nên ngắn gọn, tầm 2 câu, nhấn mạnh ngôn ngữ và hành động để trẻ học.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên, câu hỏi của bé khá phức tạp, tần suất hỏi sẽ dày hơn. Câu trả lời của bạn là phải có nội dung, không nên trả lời sai, nếu không biết, bạn cứ nói không biết và sẽ trả lời sau. Đối với câu hỏi tại sao hoặc như thế nào, bạn nên giúp bé hiểu rõ quy trình hoặc bằng một thí nghiệm khoa học vui sẽ mang rất nhiều lợi ích cho độ tuổi này. Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ độ tuổi này làm quen với các thí nghiệm khoa học thực tế sẽ rất yêu thích và học giỏi các môn khoa học tự nhiên khi trẻ lớn hơn.

KT
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Vinamilk hỗ trợ 10 tỷ đồng và 1 triệu ly sữa chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch

Vinamilk hỗ trợ 10 tỷ đồng và 1 triệu ly sữa chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch

2 năm trước

Ngày 21/10/2021, tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vinamilk đã trao tặng 10 tỷ đồng và 1 triệu ly sữa để hỗ trợ và chăm sóc cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bị tác động bởi...
Các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em phải tập huấn về Luật Trẻ em, kỹ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ 2 lần trong năm

Các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em phải tập huấn về Luật Trẻ em, kỹ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ 2 lần trong năm

2 năm trước

Nhằm giúp các Trung tâm, cơ sở Bảo trợ xã hội có nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trên địa bàn thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng và tổ chức các hoạt động đảm bảo an...
“Bến đỗ” bình an của trẻ em mồ côi

“Bến đỗ” bình an của trẻ em mồ côi

2 năm trước

Hơn 30 năm qua, mái ấm “Gia đình trẻ em mồ côi Xa Mẹ” của ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh (13 phố Ngô Văn Sở, Hà Nội) trở thành điểm tựa vững chắc cho hơn 600 trẻ em nghèo mồ côi,...