THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 08:44

Đẩy mạnh truyền thông về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

13/06/2023 | 16:15
Thời gian qua, công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, lao động trẻ em có nguy cơ tăng trở lại. Trước thực tế đó, tỉnh Bắc Giang đã đề ra nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Trong đó, truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em được coi là nhiệm vụ trọng tâm.
Trẻ em phải lao động sớm để lại nhiều hậu quả nặng nề. Ảnh minh họa

Trẻ em phải lao động sớm để lại nhiều hậu quả nặng nề. Ảnh minh họa

Trẻ em phải lao động sớm để lại nhiều hậu quả nặng nề

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Nước ta cũng đã phê chuẩn Công ước số 182 của ILO về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu làm việc. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 782/QÐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Ðể công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đạt hiệu quả, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 782/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu đặt ra đến năm 2025 là: Giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống dưới 4,5%. 100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi. Trên 90% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp. Ðịnh hướng đến năm 2030, phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống còn dưới 4%. Giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.

Tuy nhiên, dù đã được cảnh báo nhiều lần nhưng tình trạng sử dụng lao động trẻ em ở một số ngành/ nghề vẫn còn tồn tại trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở ngành nghề dịch vụ, nông nghiệp, điều này gây ra nhiều hệ lụy cho chính bản thân các em, gia đình và xã hội. Thực tế cho thấy, lao động trẻ em tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, ở những nơi khó can thiệp, nhất là trong hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, khu vực phi chính thức và có nguy cơ cao tham gia chuỗi cung ứng. Việc trẻ em phải lao động sớm đã và đang để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ em, cản trở việc tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục phù hợp, cản trở việc chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho chính các em. Ðồng thời, trẻ em phải lao động sớm cũng làm mất đi các quyền của trẻ em và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai.

Trẻ em bày tỏ mong muốn xóa bỏ lao động trẻ em trái pháp luật qua tranh vẽ.

Trẻ em bày tỏ mong muốn xóa bỏ lao động trẻ em trái pháp luật qua tranh vẽ.

Đa dạng các hoạt động truyền thông về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

Lãnh đạo Sở LÐ-TB&XH Bắc Giang cho biết, mặc dù các quy định về lao động trẻ em được thể hiện rõ trong hệ thống pháp luật hiện hành, tuy nhiên tại nhiều nơi công tác tuyên truyền về vấn đề này còn hạn chế. Nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ cơ sở, người sử dụng lao động, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về phòng ngừa lao động trẻ em còn chưa đầy đủ; Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về lao động trẻ em, cơ sở dữ liệu về lao động trẻ em còn thiếu. Ðặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ chăm sóc trẻ em; phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật chưa được thường xuyên, liên tục, hiệu quả truyền thông chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu...

Kế hoạch số 376/KH-UBND ngày 5/8/2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu: Ðến đến năm 2025, 70% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 95% trở lên cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em và 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Ðể đạt được mục tiêu này, cần tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao. Chú trọng truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em; các tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động; đại diện cho người lao động; người sử dụng lao động… tại các làng nghề và khu vực kinh tế phi chính thức.

Thực hiện đa dạng các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin để truyền thông kịp thời; xây dựng, phát triển, nhân bản các chương trình, sản phẩm, tài liệu truyền thông về nội dung phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, giáo dục hỗ trợ quyền trẻ em phù hợp với từng địa phương, dân tộc và từng nhóm đối tượng.

Ðể đảm bảo quyền trẻ em và giải quyết vấn đề lao động trẻ em, rất cần sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội, gia đình và toàn cộng đồng. Do đó, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các địa phương cần phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật trong cộng đồng, nhất là tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sử dụng lao động trẻ em trái quy định. Phụ huynh cần dành nhiều thời gian quan tâm đến con, chủ động tìm hiểu những tác hại của lao động trẻ em để có ý thức phòng ngừa, tiến tới “nói không” với lao động trẻ em trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, cần chú trọng xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn, hình thức giáo dục linh hoạt, tạo hứng thú cho trẻ em đến trường; tăng cường hơn nữa công tác hỗ trợ, bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tạo điều kiện giúp trẻ em phát triển toàn diện, trở thành những nhân tố tích cực trong xây dựng quê hương, đất nước.

Minh Nhật
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
6 điều cha mẹ tuyệt đối không ép con làm

6 điều cha mẹ tuyệt đối không ép con làm

10 tháng trước

Trẻ em chưa thể suy nghĩ thấu đáo như người lớn, nhưng trong một số trường hợp, trẻ nên được phép đưa ra quyết định của riêng mình .
Thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh đạt điểm cao nhất 133/150 điểm

Thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh đạt điểm cao nhất 133/150 điểm

10 tháng trước

Ngày 12/6, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm Kỳ thi Đánh giá năng lực Trung học Phổ thông năm 2023 (HSA), thí sinh đạt điểm cao nhất là 133/150 điểm.
Cảnh báo có nhiều website giả thông tin lịch cắt điện

Cảnh báo có nhiều website giả thông tin lịch cắt điện

10 tháng trước

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, gần đây trên mạng liên tục xuất hiện các trang web giả mạo thông tin về lịch ngừng, giảm cung cấp điện tại các tỉnh, thành phố phía...