THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 05:27

Hội thảo và trưng bày sách giáo khoa giáo dục phổ thông

01/10/2022 | 06:44
Trong hai ngày (28, 29/9), tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng sách giáo khoa giáo dục phổ thông và trưng bày sách giáo khoa Việt Nam và các nước.

Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ; Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính; đại diện lãnh đạo một số trường đại học sư phạm; đại diện 63 Sở GD&ĐT và các đơn vị có chức năng, tham gia xuất bản sách giáo khoa. Về phía Bộ GD&ĐT, tham dự có Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ. Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các tổ chức xuất bản, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục trên cả nước.

Học sinh tại Hà Nội tới tham quan triển lãm sách giáo khoa.

Học sinh tại Hà Nội tới tham quan triển lãm sách giáo khoa.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh lại những điểm mới quan trọng khi triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT).

Thứ nhất, mục đích đổi mới nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục chú trọng phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. Đây là một việc mới, khó khăn, chưa từng có trong tiền lệ.

Thứ hai, thực hiện một chương trình nhiều bộ sách (một chương trình thống nhất cả nước và mỗi một môn học có một hoặc một số SGK), chương trình được thiết kế theo hướng mở.

Thứ ba, thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, có thể huy động nhiều tiềm năng, lực lượng, nhà khoa học trong xã hội tham gia viết sách, kỳ vọng có được bộ sách tốt nhất. Đến nay, 6 nhà xuất bản đã trực tiếp tham gia biên soạn và xuất bản SGK cho 6 khối lớp.

Thứ tư, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phải phê duyệt SGK trên cơ sở kết quả của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK.

Thứ năm, về lựa chọn sách, năm đầu tiên thực hiện theo Nghị quyết 88, quyền lựa chọn SGK thuộc về cơ sở giáo dục; từ năm sau, thực hiện theo Luật Giáo dục, UBND tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của cơ sở giáo dục.

Với 5 nội dung trên, Bộ GD&ĐT đã ban hành khá nhiều Thông tư để triển khai thực hiện Nghị quyết 88. Từ đó, việc triển khai từ biên soạn, thẩm định đến phát hành… sách giáo khoa đã và đang diễn ra theo đúng kế hoạch; bảo đảm kịp thời triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 88 và lộ trình thực hiện tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội.

Trong gần 4 năm qua, mặc dù trong điều kiện khó khăn nhưng các tổ chức, cá nhân, nhà xuất bản, nhà khoa học, nhà giáo đã rất tâm huyết đồng hành với Bộ GD&ĐT biên soạn, thẩm định và chất lượng SGK được đánh giá đã đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Trước những khó khăn, hạn chế, Thứ trưởng đề nghị các đại biểu cùng tham gia hiến kế cho Bộ để tiếp tục tháo gỡ, điều chỉnh về văn bản pháp lý, điều hành, chỉ đạo, hướng đến những bộ sách tốt nhất với giá thành phù hợp, đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới.

Tại Hội thảo, các tổ chức xuất bản, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục cũng đã sôi nổi thảo luận và đưa ra các ý kiến đóng góp hết sức thiết thực cho ngành giáo dục về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, chương trình GDPT 2018 là lần đổi mới căn bản, toàn diện nhất, sâu rộng nhất trên phạm vi, quy mô lớn. Xã hội, nhân dân ngày càng quan tâm đến giáo dục thì việc tham gia vào quá trình biên soạn vừa là cơ hội, đồng thời là thách thức, áp lực lớn. Với sự nỗ lực của toàn ngành, đổi mới đã đạt những kết quả tích cực, các bộ sách đã được phê duyệt và sử dụng đáp ứng yêu cầu đề ra. Thứ trưởng chỉ đạo, cần tiếp tục tiếp thu những ý kiến xác đáng, đồng thời cần làm tốt công tác truyền thông, thông tin rộng rãi về mục đích, ý nghĩa tích cực của đổi mới chương trình, SGK, đặc biệt lắng nghe và lý giải chính xác, đầy đủ, kịp thời về những vấn đề mà người dân còn băn khoăn.

Tuấn Minh
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Quảng Ninh: Phạt 45 triệu đồng trường THPT để xảy ra 135 học sinh 'bơ vơ'

Quảng Ninh: Phạt 45 triệu đồng trường THPT để xảy ra 135 học sinh "bơ vơ"

1 năm trước

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 45 triệu đồng đối với Trường THPT Lương Thế Vinh (TP Cẩm Phả), nơi xảy ra vụ 135 học sinh "bơ...
Tiền Giang: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức công tác bình đẳng giới

Tiền Giang: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức công tác bình đẳng giới

1 năm trước

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang vừa phối hợp với Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức, công tác bình đẳng giới (BĐG) và hoạt động vì sự...
Quảng Ninh: Gần 500 em nhỏ được khám sàng lọc bệnh về mắt

Quảng Ninh: Gần 500 em nhỏ được khám sàng lọc bệnh về mắt

1 năm trước

Ngày 30/9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh, phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, UBND xã Quảng An, tổ chức chương trình khám, sàng lọc các...
Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có 80 - 85% trường công lập đạt chuẩn quốc gia

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có 80 - 85% trường công lập đạt chuẩn quốc gia

1 năm trước

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 236-KH/UBND xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025.
Đề xuất nhóm chính sách thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững

Đề xuất nhóm chính sách thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững

1 năm trước

Bộ LĐ-TB&XH đang đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) lấy ý kiến người dân. Trong đó, Bộ đề xuất nhóm chính sách thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững. Đồng thời...