THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 05:32

Lợi thế của việc trẻ em có khả năng hài hước

18/07/2023 | 06:56
Hài hước không chỉ khiến trẻ có một sức khỏe thể chất cũng như tinh thần tốt mà nó còn giúp trẻ ứng phó linh hoạt trước những tình huống phức tạp và bất ngờ với một thái độ tích cực và lạc quan.
Những bộ phim hài, clip hài với lời thoại thông minh và hóm hỉnh là môi trường tốt để con bạn học hỏi và rèn luyện sự hài hước. Ảnh minh họa

Những bộ phim hài, clip hài với lời thoại thông minh và hóm hỉnh là môi trường tốt để con bạn học hỏi và rèn luyện sự hài hước. Ảnh minh họa

Những ích lợi tuyệt vời của hài hước đối với sức khỏe trẻ em

Các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe tâm thần cho biết, sự hài hước góp phần làm nên một sức khỏe tích cực, cho cả người lớn cũng như trẻ em.

Khi cười, cơ hoành sẽ phải hoạt động, nó cho phép bạn hấp thụ nhiều khí oxy hơn và kích thích phổi phát triển. Cười đồng thời cũng giúp máu được lưu thông tốt hơn, nó làm tăng nhịp tim và giảm huyết áp.

Tiếng cười có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, tiêu hóa tốt và tăng cường hệ miễn dịch. Mặt khác, hài hước còn góp phần cải thiện và rèn luyện trí nhớ.

Ngoài ra, hài hước cũng đem đến sự thoải mái, làm giảm các căng thẳng. Nhiều khi trẻ đang khóc lóc hoặc giận hờn, nhưng cha mẹ trêu đùa khiến trẻ bật cười, trẻ sẽ nhanh chóng quên đi sự buồn phiền hay khó chịu vừa rồi. Hoặc khi học tập căng thẳng, một chút hài hước của thầy cô hay bạn bè có thể giúp trẻ cảm thấy bớt áp lực và phấn chấn tinh thần hơn.

Nhiều nghiên cứu khác cùng chỉ ra rằng, một đứa trẻ vui vẻ, hài hước và hòa đồng thường hạnh phúc, lạc quan và tự tin hơn.

Hài hước giúp trẻ bình tĩnh và tự tin trước mọi tình huống bất ngờ và khó khăn. Những đứa trẻ hài hước thường không nghiêm trọng hóa các vấn đề cũng như không bi lụy hay chùn bước. Trẻ có cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề linh hoạt, sáng tạo và tích cực.

Những đứa trẻ hài hước và vui vẻ thường dễ dàng chiếm được cảm tình của mọi người, đặc biệt là của thầy cô và bạn bè. Trẻ cũng dễ dàng hòa nhập khi đến một môi trường mới. Nhiều giáo viên với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm cho biết, những “cây hài” ở lớp học thường là những đứa trẻ có trí tuệ hơn người.

Hài hước không tự nhiên mà có. Như bất kỳ một kỹ năng sống nào khác, hài hước cũng cần được nuôi dưỡng và bồi đắp thường xuyên. Ảnh minh họa

Hài hước không tự nhiên mà có. Như bất kỳ một kỹ năng sống nào khác, hài hước cũng cần được nuôi dưỡng và bồi đắp thường xuyên. Ảnh minh họa

Làm thế nào để nuôi dưỡng một đứa trẻ có khiếu hài hước?

Hài hước không tự nhiên mà có. Nhiều bậc cha mẹ tưởng rằng, hài hước là do thiên bẩm, nhưng thực tế không phải vậy. Như bất kỳ một kỹ năng sống nào khác, hài hước cũng cần được nuôi dưỡng và bồi đắp thường xuyên.

Trẻ em thường chịu ảnh hưởng tính hài hước từ những người thân trong gia đình như cha mẹ hay ông bà. Vậy nên, để nuôi dưỡng một đứa trẻ hài hước, khi giao tiếp, trò chuyện cùng con, cha mẹ hãy tích cực sử dụng những ngôn từ và cử chỉ hài hước.

Bản thân cha mẹ nên thường xuyên vui cười, thỉnh thoảng bạn có thể kể một vài câu chuyện cười cho con nghe hoặc đố con truyện cười bạn vừa kể có ý nghĩa gì. Hoặc bạn có thể gợi ý con kể lại những chuyện vui, chuyện đáng cười mà ngày hôm nay con gặp ở trường. Ngoài ra, những bộ phim hài, clip hài với lời thoại thông minh và hóm hỉnh cũng là môi trường tốt để trẻ học hỏi và rèn luyện sự hài hước.

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng thích hài hước và hiểu được những câu nói đùa. Bạn không nên cảm thấy thất vọng hay chán nản khi con không thể hiểu bạn vừa pha trò gì, hãy cho con thấy hài hước là một phần của cuộc sống, sự hài hước giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, gần gũi hơn và đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Cha mẹ hãy hưởng ứng khi trẻ có những hành động hay cử chỉ hài hước, điều này có giá trị tinh thần to lớn, khuyến khích trẻ phát huy khiếu hài hước. Ngay cả khi con kể chuyện còn hơi “nhạt” một chút, bạn đừng vội bỏ đi, hãy cố gắng nhẫn nại nghe con kể hết câu chuyện của mình. Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể khéo léo gợi ý con rắc thêm “ít muối” cho câu chuyện kịch tính và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng điều này, vì nếu thường xuyên hưởng ứng những câu chuyện nhạt thếch của con sẽ khiến cho trẻ ảo tưởng rằng chuyện của mình hay lắm rồi. Trẻ cần nỗ lực hơn nữa để trở thành một người hài hước thực thụ bằng tài năng và kinh nghiệm của mình.

Trong một gia đình vui nhộn, mọi hoạt động thường ngày tưởng như nhàm chán đều có thể trở nên vô cùng thú vị nếu như nó được pha trộn thêm chút “gia vị” hài hước. Nhiều ông bố bà mẹ hài hước đã biến những bữa cơm gia đình trở thành game show tràn đầy tiếng cười. Họ cũng có thể biến những lần dọn dẹp đồ chơi hay sách vở của trẻ thành một bữa tiệc đầy ắp tiếng cười. Vừa làm, vừa cười đùa vui vẻ cùng nhau cũng sẽ khiến cho công việc nhanh được hoàn thành hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chỉ cho con biết đâu là giới hạn của sự hài hước, vì khoảng cách giữa hài hước và sự trêu đùa vô duyên chỉ cách nhau trong gang tấc. Hài hước, bông đùa không đúng lúc rất nguy hiểm. Trẻ tuyệt đối không được lấy người khác ra làm trò đùa, không nên trêu đùa ác ý, cười trên nỗi đau hoặc khuyết điểm của người khác. Mục đích của hài hước là để tất cả mọi người đều cảm thấy vui vẻ và yêu đời, vậy nên bất cứ ai đó cảm thấy không vui thì hành động hài hước của bạn là vô nghĩa.

Tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Hội chợ phù hoa” - nhà văn Anh William Makepeace Thackeray từng nói: Cuộc sống là một tấm gương. Nếu bạn cau mày với nó, nó cau mày lại. Nếu bạn mỉm cười, nó sẽ đáp lại bằng lời chào”.

Thanh Huyền
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Bảo vệ trẻ em trước sức ép di cư

Bảo vệ trẻ em trước sức ép di cư

9 tháng trước

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vừa công bố báo cáo cho biết trong nửa đầu năm nay, đã có 289 trẻ em được xác định thiệt mạng trên những con thuyền vượt Địa Trung Hải để vào...
Hơn 1.000 trẻ em Đắk Nông được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh

Hơn 1.000 trẻ em Đắk Nông được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh

9 tháng trước

Qua 2 ngày (15 và 16/7) triển khai, Chương trình "Trái tim cho em" đã thăm khám cho hơn 1.000 trẻ em Đắk Nông, phát hiện 35 ca có chỉ định can thiệp/phẫu thuật, chi phí dự kiến lên đến hơn 1,5 tỷ...
Khánh Hòa: Khai mạc chương trình Học kỳ trong quân đội 'Chúng em là chiến sĩ Hải quân'

Khánh Hòa: Khai mạc chương trình Học kỳ trong quân đội "Chúng em là chiến sĩ Hải quân"

9 tháng trước

Ngày 16/7, Tỉnh đoàn Khánh Hòa phối hợp với Học viện Hải quân tổ chức khai mạc chương trình Học kỳ trong quân đội năm 2023 với chủ đề "Chúng em là chiến sĩ Hải quân".
Bữa cơm gia đình kết nối yêu thương

Bữa cơm gia đình kết nối yêu thương

9 tháng trước

Bữa cơm gia đình không chỉ đem lại giá trị dinh dưỡng mà còn mang đến sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình cùng nhiều lợi ích thiết thực khác cho trẻ em.