CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 05 NĂM 2024 02:31

Nếu con bị khuyết tật thì thật bất tiện nhưng không phải là bất hạnh

12/12/2021 | 15:14
Đó là chia sẻ của chuyên gia giáo dục nổi tiếng Nhật Bản Tateishi Mitsuki, đồng thời cũng là một người mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ.

Theo bà Tateishi Mitsuki, khi trẻ có khuyết tật thì sẽ có rất nhiều bất tiện và khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, bởi thế giới này được xây dựng để tạo điều kiện sống dễ dàng thuận lợi nhất cho những người khỏe mạnh bình thường.

Cho dù vậy, khuyết tật tuyệt đối không phải là bất hạnh. Nếu những bậc cha mẹ cứ giữ quan điểm cố hữu cho rằng: “bị khuyết tật thật tội nghiệp, thật bất hạnh…” thì chỉ càng khiến trong nhà sinh ra không khí buồn bã, u ám mà thôi.

Điều bất hạnh nhất đối với con trẻ là khi bản thân không được chấp nhận bởi chính cha mẹ mình – người mà chúng luôn luôn tin tưởng. Nếu bạn vẫn còn nghĩ rằng “mình muốn con được giống như những đứa trẻ bình thường”, thì đối với trẻ, đó chính là sự phủ nhận bản chất vốn có của chúng.

TS. BS Thành Ngọc Minh – Trưởng Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đang tư vấn cho gia đình trẻ tự kỷ. Ảnh: BV cung cấp

TS. BS Thành Ngọc Minh – Trưởng Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đang tư vấn cho gia đình trẻ tự kỷ. Ảnh: BV cung cấp

Nếu trẻ mắc hội chứng ADHD (rối loạn tăng động, giảm chú ý) thì chỉ nên cho trẻ ngồi một chỗ trong một thời gian ngắn, tránh cho trẻ ngồi bên cửa sổ vì đó là nơi trẻ dễ bị phân tán tư tưởng. Khi trẻ đi học, hãy đề nghị cho trẻ ngồi ở vị trí trước mặt giáo viên. Nếu trẻ thường xuyên quên đồ dùng, bạn có thể mua cho trẻ hai bộ sách giáo khoa, một để ở trường và một ở nhà. Ngoài ra, bạn có thể dán một danh sách các đồ dùng cần đem theo ở sau lưng cặp sách của trẻ để tránh việc quên và thiếu đồ cho trẻ.

Nếu trẻ bị tự kỷ, hãy dẹp bỏ quan niệm cố hữu: “Thật tội nghiệp khi con không có bạn bè…” và cứ để cho trẻ chơi một mình. Hãy gợi ý cho trẻ một cách trực quan những điều cần phải làm nhưng chú ý không làm trẻ hoảng loạn. Cho trẻ tham gia các câu lạc bộ thể thao như tennis hay bóng bàn. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ thấy rằng không phải trẻ “khuyết tật” mà đây là những đặc tính riêng của trẻ và cần tiến hành những hoạt động phù hợp với những đặc tính đó.

Nếu cha mẹ không nắm bắt được những “đặc tính” của trẻ để truyền đạt điều đó đến giáo viên chủ nhiệm và bạn bè cùng lớp khi cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể thì trẻ khó có thể trải nghiệm sự thành công và nếm trải cảm giác có được thành tựu. Việc học tập đối với trẻ tự kỷ vốn dĩ không mấy dễ dàng, nếu không được tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp nữa, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng buồn bã, tụt hậu so với các bạn. Trong một số trường hợp, trẻ tự kỷ bị giáo viên la mắng và các bạn bắt nạt vì những lý do như thế.

10

Trẻ rối loạn tăng động, giảm chú ý và tự kỷ nếu không được tham gia các hoạt động tập thể, không thể tập trung, thành tích học tập thấp; bị cô giáo mắng, bị bạn bè bắt nạt; tự phủ nhận bản thân, cho rằng mình là người chẳng làm được việc gì; cuộc sống sinh hoạt ở trường học không vui vẻ thì đến sau tuổi dậy thì, trẻ sẽ tự cô lập bản thân và trong nhiều trường hợp còn biểu hiện thêm một “khuyết tật thứ hai” như các hành vi tự làm tổn thương bản thân, hoặc có xu hướng bạo lực với người khác. Nếu để đến mức đó rồi thì dù cha mẹ có đau buồn cũng không có cách nào quay lại quá khứ để sửa đổi cách dạy con được nữa.

Hãy luôn luôn ghi nhớ khoảnh khắc tuyệt vời khi con yêu chào đời, bạn chỉ cần con là đứa trẻ khỏe mạnh, bạn muốn con sống một cuộc sống hạnh phúc, dù có chuyện gì xảy ra, bạn sẽ luôn bảo vệ con.

Các bậc cha mẹ có con khuyết tật cần chấp nhận tất cả các đặc tính của trẻ và bảo vệ, yêu thương con.

Trẻ em không được lựa chọn quyền sinh ra trong cuộc đời này, đó là lựa chọn của người lớn. Cho dù tất cả mọi người trên thế giới có quay lưng lại với trẻ thì cha mẹ phải luôn là những đồng minh vững chắc bên con.

Bị phủ nhận bản chất của chính mình sẽ có ảnh hưởng xấu đến tương lai của đứa trẻ. Khi nghĩ đến chặng đường dài tương lai phía trước của trẻ, hãy giúp trẻ chuẩn bị một môi trường mà con có thể cảm thấy hạnh phúc – đó chính là tình yêu của cha mẹ.

Phương Anh
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật

2 năm trước

Vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 – 2025.
Xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho trẻ em khuyết tật

Xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho trẻ em khuyết tật

2 năm trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 của ngành Giáo dục.
Trẻ khuyết tật Mỹ học như thế nào trong đại dịch?

Trẻ khuyết tật Mỹ học như thế nào trong đại dịch?

2 năm trước

Dù nỗ lực hỗ trợ trẻ khuyết tật thông qua trường học ảo, giới chức Mỹ vẫn thừa nhận thất bại trong việc cung cấp giáo dục chất lượng cho nhóm trẻ này.
Bảo đảm quyền tiếp cận toàn diện hệ thống giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Bảo đảm quyền tiếp cận toàn diện hệ thống giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

2 năm trước

Công tác giáo dục hòa nhập và chăm sóc y tế, phục hồi chức năng cho người khuyết tật (NKT) nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Hiện,...